Bài viết giới thiệu
Cơn hấp hối : 1945-1950.
Được
thành lập vào năm 1905, trường thánh Giu-se hoạt động bình thường từ
dạo đó cho đến tháng chín năm 1940, mốc thời gian trường bị trưng dụng
bởi quân đội Nhật.
Bị
buộc phải rời khỏi trường nội trong 24 giờ, thầy trò trường thánh
Giu-se phải chạy đến tạm trú tại nhà xứ mới nằm tại số 9 trên đại lộ
Bonnal. Các lớp học tiếp tục hoạt động cách cầm chừng, nhưng cũng không
được bao lâu. Những cơn mưa bom đổ xuống Hải Phòng vào năm 1943 đã xua
đuổi 9 sh và 30 nội trú chạy khỏi thành phố đến dựng tạm lều trại ven
bãi tắm Đồ Sơn. Vào ngày tựu trường trong tháng chín 1944, trường thánh
Giu-se Hải Phòng-Đồ Sơn đếm được 50 học sinh ngoại trú và 30 hs nội trú.Giáp mặt tử thần : 1945-1949.
Sau
cuộc binh biến của quân đội Nhật xảy ra vào ngày 09/03/1945, bị xua
đuổi “từ thành phố này sang thành phố khác” và cuối cùng phải quay về số
09 đại lộ Bonnal. Các lớp lại mở cửa đón học sinh từ tháng sáu đến hết
tháng bảy nhưng sang đến ngày 11 tháng chín, chính quyền Việt Minh lại
trưng dụng nhà số 9 đại l65 Bonnal. Nhận thấy là không thể cầm cự và trụ
lại được tại thành phố sông biển này vì không còn gì để sống và làm
việc được nên các sh được gọi về Sài Gòn và trường thánh Giu-se buộc
lòng phải đóng cửa.
Vào
năm 1947, ông Frauquenot, cố vấn của thành phố Hải Phòng đã xin với sh
giám tỉnh cho mở lại cửa trường thánh Giu-se nhưng vì thiếu nhân sự cho
ban giảng huấn cũng như không thể sửa chữa cơ sở giáo dục bị hư hại quá
nhiều, các sh đành xin khất lời.
Vào
tháng chạp năm 1948, vào dịp chuyến viếng thăm của sh tổng phụ quyền
Zacharias đến từ Roma, tỉnh dòng La San Đông Dương mới quyết định mở lại
cửa trường này vào tháng chín năm 1949. Để chuẩn bị cho biến cố này, sh
Thomas-Hyacinthe, một trong những sáng lập viên ngôi trường thánh
Giu-se, được gởi đến tại hiện trường. Sh cho giải tỏa những khu trại
quân đội trú đóng, lên danh sách những khu nhà bị hư hại nặng nề cần
phải sửa chữa gấp rút và đóng lại bàn ghế đã bị hư gãy hay bị thiếu mất.
Hồi sinh : 1949.
Công
trường tu bổ nhà cửa phòng ốc bắt đầu hoạt động vào ngày 27 tháng 06
năm 1949. Công tác sửa chữa khẩn cấp được đẩy nhanh tiến độ để các sh có
chỗ dọn về ở. Thật vậy, cộng đoàn các sh đã về đến Hải Phòng từ hai
tháng nay và trong khi chờ đợi phòng ốc được sửa sang, họ tạm trú tại số
8 phố (đường) Trung Hoa[1],
trong cửa hàng của ông Giu-se Chong, một cựu học sinh. Ngày mồng tám
tháng chín, các sh có thể tạm dọn về trường Giu-se. Bằng một cử chỉ
tượng trưng, trước tiên các sh mong muốn tôn vinh Thánh Thể nên đức cha
Gomez de Santiago, giám mục địa phận Hải Phòng có sự phụ tá của cha
Giu-se Chu Công, đã vui lòng chấp nhận thỏa mãn yêu cầu của họ. Các giáo
sĩ đã đến làm phép nhà nguyện và cử hành thánh lễ đầu tiên kính Đức Nữ
Rất Thánh Đồng Trinh.
Buổi
chiều ngày đầu tiên của “Thánh Giu-se tìm lại được” được đánh dấu bằng
lễ tuyên bố các sự vụ lệnh (đề ngày 01/03/1949) chỉ định sh Harman Minh
(đến cộng đoàn ngày 18/04) làm hiệu trưởng và các sh khác như sau :
· Sh Thomas Hyacinthe, chủ công trình xây dựng và tu bổ.· Sh Boniface Bường (đến cộng đoàn ngày 08/08)
· Sh Aymard Minh (đến cộng đoàn ngày 18/08)
· Sh Médard Thiên (đến cộng đoàn ngày 13/08).
Ngày tựu trường : 16/09/1949
Mặc
dù có nhiều dự đoán bất lợi, trường thánh Giu-se mở rộng lại cánh cửa
với số học sinh là 400 em và được chia ra như sau (từ nhỏ đến lớn) :
- Lớp đặc biệt : 100
- Lớp năm (11è) : 80
- Lớp tư (10è) : 90
- Lớp ba (9è) : 60
- Lớp nhì (8è) : 40
- Lớp nhất (7è) : 30
Kỷ
luật hoàn hảo vì trước ngày tựu trường, sh hiệu trưởng cẩn thận cho
treo trước văn phòng bảng thông cáo nói rằng “ngày nhập học, sh Hiệu
trưởng sẽ không tiếp bất cứ phụ huynh nào” ! Một thành công đẹp ! Cám ơn
thánh cả Giu-se và các người thợ của thánh”.
Nghênh đón đức Quốc Trưởng : 22/09.
Trong
cuộc nghênh tiếp Quốc Trưởng Bảo Đại, trường Thánh Giu-se xác định việc
hồi sinh của mình. Một đoàn đại biểu học sinh 200 trẻ toàn là công dân
nước Việt Nam, tay cầm một lá cờ quốc gia Việt Nam, đổ về công trường[2] trước toà hành chánh thành phố.
Quốc
Trưởng đến lễ đài lúc 9g30, duyệt qua giữa hàng rào các học sinh đang
đứng đón chào bằng những lời “Hoan hô Quốc Trưởng ! Quốc Trưởng muôn năm
!” bắt tay các thầy của chúng. Sau đó, tại nhà hát thành phố, trường
thánh Giu-se được mọi người dân chú ý theo dõi nhiều vì trước và sau
nghi lễ chánh thức, dưới sự hướng dẫn của các sh, các học sinh chúng ta
di chuyển rất trật tự theo các trục đường chính, luôn luôn theo hàng
bốn, được hai hội đoàn Thanh sinh công (JEC) và Hùng Tâm (coeur
vaillants) đi kèm hai bên với cờ quạt và đồng phục mới. Trong khi ấy sh
hiệu trưởng và sh Thomas Hyacinthe được mời đến và trình diện với quốc
trưởng tại “phòng gương” của nhà hát thành phố.
Mở lớp năm B (11è B) : 03/10.
Mặc
dù thông cáo của ngày 01/10 ghi rõ “Sh hiệu trưởng không còn nhận học
sinh mới nữa”, các đơn xin nhập học theo nhau chồng chất lên trên bàn
giấy của văn phòng. Mềm lòng trước các trẻ và hy vọng vào tương lai, sh
hiệu trưởng đành buộc lòng mở thêm lớp mới, lớp năm[3]
11èB, vào ngày 03/10, dưới sự phù trợ của thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng
Giê-su. Và việc này làm tăng thêm sĩ số học sinh lên đến 500.
Thánh lễ hằng ngày : 17/10.
Từ
ngày nhà nguyện của trường thánh Giu-se được mở ra, mỗi tuần chỉ có hai
(02) thánh lễ được dâng trên bàn thờ tại nơi này. Nhưng chúng tôi có
một vị thánh mới, sư huynh chân phước Salomon, và chúng tôi long trọng
mừng ngài bằng một thánh lễ cho các thiên thần nhỏ (học sinh tiểu học)
rước lễ lần đầu và bằng những trò chơi giữa các lớp với nhau để tôn vinh
ngài. Thế nên chúng tôi được đặc ân là từ ngày 17/10, chúng tôi có
thánh lễ hằng ngày trừ ra ngày Chúa nhật. Hôm ấy, từ sớm, linh mục đến
cho các sh chịu lễ để rồi sau đó các vị này cùng với học sinh mình đến
tham dự các nghi lễ tôn giáo, tôn vinh Thiên Chúa với cả cộng đoàn giáo
xứ.
Biểu tình : 26/10.
Các
học sinh trường ra nhà hát thành phố để biểu tình ủng hộ và bày tỏ niềm
vui của quốc gia nhân dịp Việt Nam được nhận vào Hội Nghị ECAFE.
Chiếu phim[4] miễn phí : 28/10
“Mặc
dù là một tư thục, trường thánh Giu-se được đồng hóa với một ngôi
trường chính thức.” : đây là phát biểu của ông giám đốc sở thông tin văn
hóa vào ngày 28/10, khi ông cho người mang máy móc ra chiếu phim miễn
phí cho học sinh của trường : “Tuần lễ đi thăm dân tình của Quốc Trưởng”
và “Thời sự quốc tế” . Vì phòng chiếu bóng “Việt Nhi” khá chật hẹp và
học sinh thì quá đông nên người ta phải chia thành 3 buổi sáng để thoả
mãn nhu cầu thưởng thức !
“Tuần lễ truyền giáo”. 23 –28/10
Nhà
trường tổ chức gây quỹ cho công cuộc truyền giáo trong các lớp học từ
ngày 23 đến 28 tháng 10 và thu được tổng cộng là 555 $, một kết quả tốt
đẹp bất ngờ vì số đông học sinh là không Công giáo : 360 học sinh bên
lương và 140 có đạo Chúa !
Lễ Ki-tô vua : 30/10.
Dù
đa số áp đảo là lương, “dân học trò” trường thánh Giu-se đều là “đạo
tâm”. Các sh nhận thấy điều này nhân dịp lễ Ki-tô vua. Để tôn vinh Đức
Ki-tô vua, một cuộc rước kiệu linh đình diễn ra trên các đường phố chính
của Hải Phòng. Rất nhiều học sinh không là Ki-tô hữu của trường cũng
tham gia đông đảo vào đoàn kiệu hùng hậu cùng với các bạn đồng môn của
mình. Có thể nói cuộc diễu hành này thành công gấp đôi cuộc diễu hành
dịp nghênh đón quốc trưởng trong tháng rồi.
Chích ngừa : 12/11.
Vào ngày này, Bác sĩ Perrin, giám đốc cơ quan y tế Pháp, đã đưa các y tá đến trường để chích ngừa[5] cho các học sinh chống lại các bệnh truyền nhiễm như đậu mùa và dịch tả.
Vạn thọ : 13/11.
Ngày
hôm sau là lễ Vạn thọ, sinh nhật của Quốc Trưởng, một nhóm học sinh đại
diện trường được mời ra nhà hát thành phố để tham dự lễ chào cờ.
Giáo sĩ Trung Hoa : 27/11 – 03/12.
Nhà
ngủ của trường tuy hãy còn trong tình trạng thô sơ đã là nơi tạm trú
cho khoảng 12 đại chủng sinh Trung Hoa chạy loạn Tàu Cộng từ Côn Minh
sang. Các thầy này đợi tàu đưa họ sang Penang.
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm : 08/12.
Trường
đã dồn hết sức lực để mừng lễ Đức Mẹ càng long trọng càng tốt. Trước đó
là tuần cửu nhật để dọn tâm hồn học sinh. Thánh lễ có hát xướng được cử
hành lúc 8g00 sáng cho các học sinh Công giáo vì nhà nguyện quá chật
hẹp không thể chứa hết những ai mong muốn tham gia. Chủ tế là linh mục
Giu-se Chu Công. Cha thừa dịp thuận tiện để làm một bài giảng hùng hồn
cho cả nhà nguyện. Lúc dâng của lễ, kho báu thiêng liêng (14 188 việc
lành) do cả trường đã đóng góp trong tuần cửu nhật được tiến dâng theo ý
đức giáo hoàng Pi-ô XII để cầu nguyện cho năm thánh (1950) thành công
mỹ mãn. Phần lớn các học sinh hiện diện đều chịu lễ.
Đang buổi lễ chầu Thánh Thể, có nghi thức dành cho tám (08) ứng sinh xin gia nhập hội Đạo binh Đức Mẹ[6].
Họ tuyên hứa và đặt dưới chân vị nữ tướng của họ tờ giấy khấn hứa có đề
ngày và ký tên đàng hoàng. Sau đó đến lượt các sh tuyên đọc lại lời
dâng hiến nhà dòng của họ cho Đức Trinh Nữ Vô nhiễm. Đây chỉ là khía
cạnh tôn giáo của buổi lễ và còn đây là phần giải trí. Trong nữa giờ
đoàn Hùng Tâm đã chứng tỏ tinh thần đồng đội của chúng trong trận “Đoạt
cờ” chống lại cách anh dũng với đội Dũng Chí nhưng rũi thay, cuối cùng
bị đội chót này đoạt tay trên. Sau đó các ấu nhi bày ra trò chơi cũng
rất hấp dẫn : trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. Tiếp theo là hai lớp Ba và Nhì
tranh nhau vờn với quả banh da mới cắt chỉ vừa trong cửa hàng Godelu ra.
Cuộc chiến ác liệt nhưng bất phân thắng bại nên vì là lớp đàn anh, nên
lớp Nhì dành ôm quả banh vừa mới sử dụng đem về lớp mình và lớp Ba đang
ngơ ngác tiếc rẻ bổng thấy ban tổ chức cuộc chơi nhét vào tay một quả
banh khác còn thơm nức mùi da hơn ! Nhóm Dũng Chí và nhóm mù “bịt mắt”
cũng nhận được phần thưởng cho cố gắng đáng khen của mình. Một ngày lễ
trọn vẹn đôi bề, linh thiệng và nhân bản.
Viện binh : 19/12
Sh
Jules Ký đến Hải Phòng từ cộng đoàn Thủ Đức và dẫn theo một sh học viện
vừa “mới ra lò”. Sh trẻ này nhận bài sai phục vụ tại Puginier còn sh Ký
phục vụ tại thánh Giu-se trong cương vị “Xếp” xỉ-po, tức trưởng ban thể
thao. Ngoài ra sh kiêm nhiệm thêm lớp Nhì mới (8èB).
[6] Legio
Bản Tin Liên Quan
- Thư ngỏ v/v kỷ niệm 140 năm La San Taberd
- Biên niên sử trường La San Ban Mê Thuột
- Ngày xưa ba cũng có một người thầy...
- THƯ NGỎ CỦA CHS LASAN BÌNH LỢI
- Chùm thơ Trường Cũ của Trần Ai 431(Bình Lợi)
- Bóng Hồng Trên Sân Trường (Bình Lợi)
- La San Ngày Ấy (Bình Lợi)
- Nữ SInh La San (Bình Lợi)
- La San Quy Nhơn qua những tấm hình xưa
0 comments:
Đăng nhận xét