Chia sẻ Lời Chúa - Chúa nhật 28 thường niên năm A
Các bài đọc: Is 25.6-10; Tv 23; Phil 4.12-14,19-20; Mt 22.1-14
Mời quý vị đọc bài chia sẻ của Sư huynh Vincent Quân FSC
Các bài đọc: Is 25.6-10; Tv 23; Phil 4.12-14,19-20; Mt 22.1-14
Mời quý vị đọc bài chia sẻ của Sư huynh Vincent Quân FSC
Y phục lễ cưới
Y phục lễ cưới ở câu 22.11 của bài dụ ngôn hôm nay là vấn đề khó khăn cho việc giải thích. Hẳn đó là một biểu tượng, nhưng không ai chắc là Matthew muốn chỉ về điều gì. Vả lại còn vấn đề do não trạng duy lý của chúng ta khi đọc Kinh Thánh. Một thực khách bị nhà vua xử phạt vì đến dự tiệc mà không mặc y phục lễ cưới. Câu hỏi tự nhiên nảy sinh là làm sao người đó mang theo y phục lễ cưới khi tự dưng bị “tập hợp” dọc đường rồi đẩy vô phòng tiệc? Ông vua có vẻ bất công!
Ở đây có hai điểm. Một là, như đã thấy ở các bài suy tư về dụ ngôn trước đây, ta không thể đọc các dụ ngôn của Chúa Giê Su chỉ như một phương tiện chuyên chở một ý nghĩa, nhưng phải đọc như một tác phẩm văn chương. Tác giả luôn để một vài điểm nghe lạ lẫm, kỳ quặc, làm ta bối rối, ngờ vực, và tự tìm câu trả lời. Dụ ngôn bày tỏ, nhưng cũng ẩn dấu. Hai là, ngày nay ta được nhắc nhớ rằng các Tin Mừng, như Matthew, cắm rễ sâu vào mảnh đất xuất phát Kitô giáo, đó là Do thái giáo. Vậy, càng hiểu biết Cựu Ước, càng hiểu Tin Mừng (nói theo thánh Jerome!).
Bối cảnh của bản văn soi sáng một phần. Chủ tiệc, không phải là một ai đó (như Luca 14.16-24), mà là “một ông vua” tổ chức tiệc cưới cho “con trai của mình.” Như với bối cảnh “ông vua” của dụ ngôn Tên Mắc Nợ Ác Tâm ở 18.23-35 và Cuộc Phán Xét Chung Cuộc ở 25.31-46, nhân vật và sự kiện ở đây cho thấy bối cảnh câu chuyện rất đặc biệt và trang trọng. Cho nên cái giá phải trả cho việc “dám” từ chối lời mời của vua là rất đắt: bị tiêu diệt (câu 27)! Vì thế, được vua cho vào dự tiệc là đặc ân quá lớn, không có chỗ cho lý luận ở đây. Bất luận “y phục lễ cưới” là gì, bản văn cho thấy nó có vẻ là một quy ước đương nhiên mà vua và thần dân biết là phải tuân thủ một khi “đã vào đây.” Vì vậy, Matthew viết: “người đó câm miệng không nói được gì” (22.12). Câu chuyện bất chợt chuyển qua bối cảnh “phán xét”!
Vậy y phục lễ cưới có thể là gì? Trong Cựu Ước, áo và việc mặc áo là một biểu tượng của sự công chính hay là tình trạng công chính. Isaiah nói về niềm vui của thời cánh chung, khi ân sủng của Thiên Chúa, tựa như điểm trang cô dâu chú rễ trong tiệc cưới, với “áo hồng ân cứu độ” và “áo choàng chính trực công minh” (Is 61.10). Đó chính là y phục lễ cưới, “áo của sự công chính.” Nhưng công chính nghĩa là gì? Với Giêrêmia, đó có thể là tuyên bố giải phóng cho người nghèo (xem vụ miễn xá nô lệ ở Gr 35.8-16). Với ngôn sứ Hosea, đó là cách nói về tình yêu của Thiên Chúa với dân Ngài- hesed, một tình yêu trung tín, nhân nghĩa và xót thương (Hs 3.21). Thánh vịnh nói người công chính, tương phản với “kẻ gian ác,” luôn trung thành với luật Chúa (Tv 1), biết khiêm hạ trước Thiên Chúa và sống cậy dựa vào một mình Người (Tv 64.10; 146.8).
Nếu phần đầu của dụ ngôn (22.1-6) Chúa Giê Su nhằm vào giới lãnh đạo Do thái, và để soi sáng biến cố Đền Thờ bị Rôma triệt hạ năm 70 CE, thì phần thứ hai này (22.8-14), Matthew viết cho bối cảnh hiện tại của giáo hội của ngài. Kitô hữu, bao gồm cả người xấu và người tốt, được mời gọi vào Nước Trời bằng ân sủng vô điều kiện của cái chết và sự sống lại của Đức Giê Su. Nhưng một khi đã được Thiên Chúa nhận vào Dân mới của Ngài, họ phải đáp trả tích cực bằng hành động. Đây là chủ đề của dụ ngôn cuối cùng, cuộc Phán Xét Chung Cuộc ở 25.31-46. “Y phục lễ cưới” ở đây chính là tinh thần của Chúa Giê Su, đời sống mới trong Chúa Giê Su, như thánh Phaolô hay nói, anh em hãy “mặc lấy Đức Kitô” (Rm 13.14; Gal 3.27; xem thêm “áo trắng” ở Kh 3.4-5, 18, 6.11; 7.13-14; 19.8; và “giặt sạch áo” ở 22.14). Ta đừng nghĩ rằng ta sẽ đương nhiên được bảo đảm hơn các lãnh đạo Do thái xưa. Ta vẫn phải chọn lựa để sống nhân nghĩa, sống thương xót, sống cho công bằng bác ái, sống khiêm hạ trước Thiên Chúa. Nếu không, Thiên Chúa sẽ từ bỏ ta. Câu cuối cùng (22.14), là câu cảnh cáo nghiêm khắc cho mỗi người chúng ta: “kẻ được gọi thì nhiều, nhưng được chọn thì ít.”
Suy tư: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Mt 7.21-22).
Thư mục: Amy-Jill&Marc Zvi Brettler, The Jewish Annotated New Testament (Oxford University Press, 2011); John R. Donahue, S.J., The Gospel in Parables (Fortress Press, 1988).
Vinvent Quân FSC
Y phục lễ cưới ở câu 22.11 của bài dụ ngôn hôm nay là vấn đề khó khăn cho việc giải thích. Hẳn đó là một biểu tượng, nhưng không ai chắc là Matthew muốn chỉ về điều gì. Vả lại còn vấn đề do não trạng duy lý của chúng ta khi đọc Kinh Thánh. Một thực khách bị nhà vua xử phạt vì đến dự tiệc mà không mặc y phục lễ cưới. Câu hỏi tự nhiên nảy sinh là làm sao người đó mang theo y phục lễ cưới khi tự dưng bị “tập hợp” dọc đường rồi đẩy vô phòng tiệc? Ông vua có vẻ bất công!
Ở đây có hai điểm. Một là, như đã thấy ở các bài suy tư về dụ ngôn trước đây, ta không thể đọc các dụ ngôn của Chúa Giê Su chỉ như một phương tiện chuyên chở một ý nghĩa, nhưng phải đọc như một tác phẩm văn chương. Tác giả luôn để một vài điểm nghe lạ lẫm, kỳ quặc, làm ta bối rối, ngờ vực, và tự tìm câu trả lời. Dụ ngôn bày tỏ, nhưng cũng ẩn dấu. Hai là, ngày nay ta được nhắc nhớ rằng các Tin Mừng, như Matthew, cắm rễ sâu vào mảnh đất xuất phát Kitô giáo, đó là Do thái giáo. Vậy, càng hiểu biết Cựu Ước, càng hiểu Tin Mừng (nói theo thánh Jerome!).
Bối cảnh của bản văn soi sáng một phần. Chủ tiệc, không phải là một ai đó (như Luca 14.16-24), mà là “một ông vua” tổ chức tiệc cưới cho “con trai của mình.” Như với bối cảnh “ông vua” của dụ ngôn Tên Mắc Nợ Ác Tâm ở 18.23-35 và Cuộc Phán Xét Chung Cuộc ở 25.31-46, nhân vật và sự kiện ở đây cho thấy bối cảnh câu chuyện rất đặc biệt và trang trọng. Cho nên cái giá phải trả cho việc “dám” từ chối lời mời của vua là rất đắt: bị tiêu diệt (câu 27)! Vì thế, được vua cho vào dự tiệc là đặc ân quá lớn, không có chỗ cho lý luận ở đây. Bất luận “y phục lễ cưới” là gì, bản văn cho thấy nó có vẻ là một quy ước đương nhiên mà vua và thần dân biết là phải tuân thủ một khi “đã vào đây.” Vì vậy, Matthew viết: “người đó câm miệng không nói được gì” (22.12). Câu chuyện bất chợt chuyển qua bối cảnh “phán xét”!
Vậy y phục lễ cưới có thể là gì? Trong Cựu Ước, áo và việc mặc áo là một biểu tượng của sự công chính hay là tình trạng công chính. Isaiah nói về niềm vui của thời cánh chung, khi ân sủng của Thiên Chúa, tựa như điểm trang cô dâu chú rễ trong tiệc cưới, với “áo hồng ân cứu độ” và “áo choàng chính trực công minh” (Is 61.10). Đó chính là y phục lễ cưới, “áo của sự công chính.” Nhưng công chính nghĩa là gì? Với Giêrêmia, đó có thể là tuyên bố giải phóng cho người nghèo (xem vụ miễn xá nô lệ ở Gr 35.8-16). Với ngôn sứ Hosea, đó là cách nói về tình yêu của Thiên Chúa với dân Ngài- hesed, một tình yêu trung tín, nhân nghĩa và xót thương (Hs 3.21). Thánh vịnh nói người công chính, tương phản với “kẻ gian ác,” luôn trung thành với luật Chúa (Tv 1), biết khiêm hạ trước Thiên Chúa và sống cậy dựa vào một mình Người (Tv 64.10; 146.8).
Nếu phần đầu của dụ ngôn (22.1-6) Chúa Giê Su nhằm vào giới lãnh đạo Do thái, và để soi sáng biến cố Đền Thờ bị Rôma triệt hạ năm 70 CE, thì phần thứ hai này (22.8-14), Matthew viết cho bối cảnh hiện tại của giáo hội của ngài. Kitô hữu, bao gồm cả người xấu và người tốt, được mời gọi vào Nước Trời bằng ân sủng vô điều kiện của cái chết và sự sống lại của Đức Giê Su. Nhưng một khi đã được Thiên Chúa nhận vào Dân mới của Ngài, họ phải đáp trả tích cực bằng hành động. Đây là chủ đề của dụ ngôn cuối cùng, cuộc Phán Xét Chung Cuộc ở 25.31-46. “Y phục lễ cưới” ở đây chính là tinh thần của Chúa Giê Su, đời sống mới trong Chúa Giê Su, như thánh Phaolô hay nói, anh em hãy “mặc lấy Đức Kitô” (Rm 13.14; Gal 3.27; xem thêm “áo trắng” ở Kh 3.4-5, 18, 6.11; 7.13-14; 19.8; và “giặt sạch áo” ở 22.14). Ta đừng nghĩ rằng ta sẽ đương nhiên được bảo đảm hơn các lãnh đạo Do thái xưa. Ta vẫn phải chọn lựa để sống nhân nghĩa, sống thương xót, sống cho công bằng bác ái, sống khiêm hạ trước Thiên Chúa. Nếu không, Thiên Chúa sẽ từ bỏ ta. Câu cuối cùng (22.14), là câu cảnh cáo nghiêm khắc cho mỗi người chúng ta: “kẻ được gọi thì nhiều, nhưng được chọn thì ít.”
Suy tư: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?" Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!” (Mt 7.21-22).
Thư mục: Amy-Jill&Marc Zvi Brettler, The Jewish Annotated New Testament (Oxford University Press, 2011); John R. Donahue, S.J., The Gospel in Parables (Fortress Press, 1988).
Vinvent Quân FSC
0 comments:
Đăng nhận xét