Nội dung bài này gồm 4 phần:
(1)Ơn gọi Kitô hữu
(2) Cơ cấu phẩm trật
(3) Giáo Dân
(4) Đời sống thánh hiến
Bài 20
CÁC KITÔ HỮU - CƠ CẤU PHẨM TRẬT –
ƠN GỌI TRONG GIÁO HỘI
ƠN GỌI TRONG GIÁO HỘI
I. Ơn gọi Kitô hữu
Ơn gọi là ơn Thiên Chúa ban cho tất cả
mọi người khi lãnh Bí tích Rửa tội, là ơn Thiên Chúa kêu gọi tìm về đức tin, về
sự sống đời đời. Nói cách khác là kêu gọi ta nên thánh và nên con Chúa qua việc
thánh hóa mình và thánh hóa anh em. Ơn gọi trước hết đáp ứng việc cứu rỗi (Rm
11:29), đi theo Chúa Giêsu (Pl 3:14), sống theo Tin Mừng (Mt 28:19–20). Đó là
ơn gọi chung cho mọi tín hữu khi lãnh nhận bí tích Rửa tội.
Kitô hữu là những người được gia nhập
vào Giáo Hội, Thân Thể của Chúa Kitô nhờ bí tích Thánh Tẩy, trở thành Dân Thiên
Chúa, tham dự vào ba chức vụ của Chúa Kitô: tư tế, ngôn sứ và vương đế.
Trong các tín hữu, có những người thừa
tác viên có chức thánh, gọi là giáo sĩ, có nhiệm vụ giảng dạy, thánh hoá và cai
quản nhân danh và với quyền của Chúa Kitô; những người khác là giáo dân, đảm
nhận phần việc của mình trong Giáo Hội và giữa trần gian theo sứ mạng chung của
Giáo Hội. Trong cả hai thành phần dân Chúa, có những người được thánh hiến cho
Thiên Chúa để phục vụ sứ mạng Giáo Hội qua việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm[1].
Mọi tín hữu đều bình đẳng với nhau về
phẩm giá và hoạt động. Tuỳ theo hoàn cảnh và chức vụ riêng của mỗi người mà xây
dựng Thân Thể Đức Kitô [2].
Trong số những tín hữu đã lãnh nhận bí
tích Rửa tội, có những người được Thiên Chúa kêu gọi riêng để dâng mình cho
Thiên Chúa trong bậc sống giáo sĩ hay tu sĩ
Ơn gọi này là do Thiên Chúa muốn kêu gọi
ai Ngài muốn (Mc 3:13). Do vậy, đây là một ân huệ đặc biệt của Thiên Chúa ban.
Dấu chỉ của ơn gọi đời tu:
- Có
ý ngay lành: ước muốn thật sự theo Chúa.
- Có đủ điều kiện: Có sức khoẻ đầy đủ,
quân bình tâm lý. Mỗi ơn gọi còn có những điều kiện riêng (cần tìm hiểu nơi
những người có trách nhiệm liên quan.)
- Được những vị có thẩm quyền trong Giáo
Hội chấp thuận.
II. Cơ cấu phẩm
trật
Các giáo sĩ gồm giám mục, linh mục, phó
tế. Các ngài là những người được chọn lựa và thiết lập qua bí tích Truyền Chức,
để bảo đảm cho Dân Chúa (ở các giáo xứ) có các chủ chăn: giảng dạy, cử hành
phụng vụ và hướng dẫn mục vụ.
Thừa tác vụ của giáo sĩ trong Giáo Hội
là: giảng dạy, thánh hóa và điều hành (cai quản). Thừa tác vụ của Giáo Hội có
tính phục vụ và tính tập đoàn gắn liền với bản tính bí tích.
Ơn gọi giáo sĩ thuộc phẩm trật Giáo Hội.
Các giáo sĩ được đào tạo trong các chủng
viện.
Các giáo sĩ không tuyên khấn giữ ba lời
khuyên Phúc Âm, khi lãnh chức Linh mục, các ngài chỉ hứa vâng lời Đấng Bản
Quyền (Vị Giám Mục giáo phận).
Với quyền kế vị thánh Phêrô, Giám mục
Rôma là “thủ lãnh giám mục đoàn, người
đại diện Đức Kitô ở trần gian”[3]. Giám mục
đoàn chỉ có quyền hành khi hiệp nhất với Giám mục Rôma thủ lãnh của họ. Quyền
bính tối cao của giám mục đoàn trên toàn thể Giáo Hội được thi hành cách trọng
thể trong các Công Đồng chung[4].
Các giám mục kế vị các tông đồ có thẩm
quyền chính thức giảng dạy đức tin, cử hành phụng tự, nhất là Thánh thể, điều
hành Giáo Hội địa phương, với sự trợ giúp của các linh mục và phó tế. Các ngài
điều hành Giáo hội địa phương như là một phần của Giáo Hội toàn cầu.
Các Giáo Hội địa
phương lân cận có chung một nền văn hoá tạo thành giáo tỉnh hay lớn hơn gọi là
giáo miền hay vùng đưới quyền vị thượng phụ (hay hồng y giáo chủ). Các giám mục
thuộc tập thể này có thể họp hội nghị hay công đồng địa phương.
Sự bất khả ngộ được
thể hiện khi Đức Giáo Hoàng, căn cứ vào thẩm quyền mục tử công bố một giáo lý
có liên quan đến đức tin hay luân lý. Hoặc khi Đức Giáo Hoàng và các giám mục,
trong huấn quyền thông thường, đồng thanh tuyên bố một tín điều dứt khoát. Các
tín hữu phải vâng phục trong đức tin về các giáo huấn này.
III. Giáo Dân
Ơn gọi giáo dân là tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần
thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa, để chúng không ngừng được thực hiện và
phát triển theo thánh ý Thiên Chúa.[5]
Giáo dân tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Kitô. Tham
dự vào chức vụ tư tế bằng cách dâng hiến cuộc sống riêng của họ, cùng với tất
cả các hoạt động, lời cầu nguyện và dấn thân truyền giáo, cuộc sống gia đình và
lao động, những khó khăn thể xác cũng như tinh thần. Tham dự vào chức vụ ngôn
sứ bằng việc đón nhận Lời của Chúa Kitô trong đức tin, loan báo cho thế giới
Lời Hằng sống bằng đời sống, lời nói, các hoạt động rao giảng Tin Mừng và huấn
giáo. Tham dự vào chức vụ vương giả qua việc từ bỏ bản thân và sống đời sống
thánh thiện, làm cho các cơ chế và hoàn cảnh sống trở nên lành mạnh, thực hành
các thừa tác vụ khác nhau tuỳ theo ân sủng được lãnh nhận, và cố gắng hài hoà
bổn phận và nghĩa vụ đối với Giáo Hội và xã hội.
IV. Đời sống thánh
hiến (Tu sĩ)
Là bậc sống được thành lập dưới tác động
của Chúa Thánh Thần và Giáo Hội chuẩn nhận[6],
qua việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm (Khiết tịnh – Khó nghèo – Vâng phục),
để sẳn sàng theo sát Chúa Kitô làm chứng về đức Ái hoàn hảo, về đời sống và sự
thánh thiện của Giáo Hội.
Đời sống thánh hiến trong Giáo Hội phát
sinh từ buổi đầu của Giáo Hội sơ khai cho đến nay với nhiều lối sống (ơn gọi)
khác nhau.
Đời sống thánh hiến không thuộc về phẩm
trật nhưng thuộc về đời sống và sự thánh thiện của Giáo Hội.
Trong các dòng tu nam có tu sĩ giáo dân
và tu sĩ giáo sĩ (những tu sĩ có chức Thánh).
Đời sống thánh hiến dưới tác động của
Chúa Thánh Thần để đáp ứng nhu cầu của từng thời đại đã hình thành nhiều lối
sống: Đời sống ẩn tu, đời sống dòng tu chiêm niệm, đời sống dòng tu hoạt động,
tu hội đời, tu đoàn tông đồ.
Để làm phát sinh một dòng tu hay tu hội,
Chúa Thánh Thần chọn và ban ơn gọi là đặc sủng cho một vị, thường gọi là đấng
sáng lập, để quy tụ những người mà Thiên Chúa muốn chọn để được Ngài sai thực
hiện một sứ mạng nào đó đáp ứng nhu cầu của thời đại.
Xuất hiện đầu tiên ở Đông phương rồi Tây
phương vào khoảng thế kỷ thứ V và VI.
Họ dâng hiến cuộc đời để ngợi khen Thiên
Chúa và cứu độ thế gian qua việc triệt để xa lánh trần thế, giữ yên lặng trong
cô tịch, cầu nguyện liên lĩ và sống khổ hạnh để đền tội[7].
Các vị ẩn sĩ chưa có lời khấn công khai,
sống một mình trong nơi cô tịch.
Xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI, với
thánh Biển Đức.
Trong dòng tu các tu sĩ sống thành cộng
đoàn trong tình huynh đệ, có tổ chức phụng vụ, công khai khấn giữ các lời
khuyên Phúc Âm. Một số các dòng tu còn có những lời khấn riêng được Giáo Hội
chuẩn nhận như là nét đặc thù của ơn gọi riêng, thực hiện sứ mạng theo Luật
dòng đã được Giáo Hội phê chuẩn.
Đời sống dòng tu thuộc về mầu nhiệm của
Giáo Hội, các tu sĩ được mời gọi bày tỏ đức ái của Thiên Chúa dưới nhiều hình
thức khác nhau theo sứ mạng riêng mà mỗi dòng tu nhận được từ Chúa Thánh Thần
và Giáo Hội. Họ làm chứng cho sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội [8].
Đời sống dòng tu, còn có những lối sống
khác biệt có thể chia ra: chiêm niệm và hoạt động.
Các tu sĩ sống đời sống chiêm niệm: Cầu
nguyện và lao động. Họ sống theo một Tu luật, ở chung trong một nhà, gọi là Đan
viện, có vị Bề trên gọi là Đan Viện Phụ hay Viện Mẫu[9].
Bên cạnh các dòng tu chiêm niệm vẫn tiếp
tục tồn tại và phát triển, trong Giáo Hội xuất hiện một số dòng tu sống theo
linh đạo “chiêm niệm đi kèm hoạt động”
như Dòng Đaminh, Dòng Phanxicô.
Một số dòng tu khác chủ trương đặt nặng
tầm quan trọng của ý chí trong việc thánh hoá bản thân và hoạt động tông đồ như
Dòng Tên và những dòng tu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII – XIX [10].
Là một hình thức đời sống thánh hiến,
trong đó các tín hữu sống lời khuyên Phúc âm giữa lòng đời để tiến tới đức Ái
hoàn hảo và nỗ lực góp phần thánh hoá đời sống trần thế ngay từ bên trong theo
kiểu men trong bột[11].
Là một hình thức sống đời thánh hiến
nhưng không có lời khấn và chỉ theo đuổi mục tiêu tông đồ riêng của tu đoàn. Họ
sống chung trong tình huynh đệ theo lối sống đặc thù của họ và tiến tới đức Ái
trọn hảo bằng việc tuân giữ hiến pháp của tu đoàn[12].
Đã có các Tu đoàn tông đồ hoạt động ở Việt Nam nhưng hiện nay chỉ trong giai
đoạn hình thành.
[1] GL 207,1.2
[2] GL 208; LG số 32.
[3] GL số 207
[4] GL số 337,1
[5] LG số 31
[6] Theo Giáo luật # 605,
phê chuẩn Dòng tu thuộc quyền Tòa Thánh.
[7] GL 603,1
[8] GL 607
[9] CHÚ THÍCH: Ở Việt Nam có các
dòng tu chiêm niệm như: Đan viện Cát Minh (Dòng Kín), Nữ đan viện Bebedicto, đan
viện Thiên Bình, đan viện Thánh Mẫu (Phước Lý), đan viện Biển đức (Phước Lộc)…
[10] CHÚ THÍCH: Những dòng tu hiện
diện ở Sài Gòn như: Dòng nam có Dòng
Vinhsơn (hay Lazarit), Dòng La San, Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Salésien Bosco,
Dòng Thánh Thể…
Dòng nữ có Nữ Tử Bác Ái, Dòng Đức Bà (Kinh sĩ thánh Augustino), Dòng Phaolô, Dòng Chúa Quan
Phòng, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Dòng Phaolô Thiện
Bản, Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Linh Mục, Dòng nữ Đaminh …
[11] GL 710
CHÚ THÍCH: TU HỘI ĐỜI phát
sinh từ những thế kỷ trước nhưng phát triển mạnh trong Giáo Hội vào khoảng thế
kỷ XX. Tại giáo phận Sài Gòn có một số Tu hội nam như: Tu hội Xuân Bích (1642),
Tu hội Chúa Giêsu (1961), Tu hội Đắc Lộ (1957), Gia đình Nazareth (1964), Tu
hội Nhà Chúa (1956)… Các Tu hội Nữ như: Tu hội Bác Ái (1936), Tu hội Chúa Giêsu
Hài Đồng (1647), Tu hội hiện diện và sống (1947), Tu hội Nô Tỳ Thiên Chúa
(1958), Tu hội Tôi Tá Thánh Tâm (1962)…
[12] GL 131
0 comments:
Đăng nhận xét