10/12/12

003 Chân Dung Sư Huynh La San Hôm Nay: Những Dấu Chỉ Thời Đại

Xem hình
Lời mời gọi đọc các dấu chỉ thời đại để khởi hành cho sứ vụ loan báo Tin Mừng giữa lòng xã hội không ngừng thôi thúc mọi thành phần Dân Chúa nhiệt tâm với sứ mạng của Giáo Hội và cũng là lời thách đố các Sư Huynh La San hôm nay.
Bài “Những Dấu Chỉ Thời Đại” tiếp tục loạn bài chia sẻ ‘CHÂN DUNG SƯ HUYNH LA SAN HÔM NAY’ của SH Giuse Lê Văn Phượng FSC.
Bài 3


NHỮNG DẤU CHỈ THỜI ĐẠI


1. Sư Huynh Là Sản Phẩm Của Lịch Sử Của Dân Tộc Mình


Mỗi kỷ nguyên đã mời gọi Sư Huynh phản chiếu con người của mình trong lịch sử liên quan với ơn gọi của Sư Huynh[1]. Sư Huynh chia sẻ những đau khổ, những lỗi lầm và tội lỗi của dân tộc mình. Sư Huynh là sản phẩm của lịch sử của dân tộc, chính trong đó mà Sư Huynh được được sinh ra và lớn lên, được đào tạo theo truyền thống khôn ngoan về mặt tôn giáo và xã hội.[2]
Sư Huynh lưu tâm đến các vấn đề nảy sinh vào mỗi thời đại; tìm đọc lịch sử trong ánh sáng của Lời Chúa; đọc Lời Chúa trong khi hòa theo nhịp điệu của lịch sử.[3] Chính các dấu chỉ thời đại xảy ra trong lịch sử làm nổi bật sứ mạng quan trọng của Sư Huynh trong thế giới hôm nay, đòi chúng ta phải thay đổi đời tu; đổi mới thừa tác vụ nghĩa là không đơn giản chỉ dạy học trong trường mà còn làm các hoạt động giáo dục khác; đổi mới sự hiện diện của mỗi người trong cộng đoàn.
2. Nhận Biết Những Dấu Chỉ Thời Đại


2.1/ Qua tiếng nói của các Sư Huynh


Để thực hiện các Sư Huynh phải biết lắng nghe để nhận ra tiếng của Thánh Thần qua những trung gian khác: qua anh em, tiếng kêu của người nghèo, qua các biến cố, qua lịch sử...
Qua tiếng nói của các Sư Huynh, đó là những nguyện vọng tông đồ và đạo đức; là những quyết tâm thích nghi vào môi trường làm việc; qua việc sống đời sống tu chân thật, sự hiệp thông sâu xa trong công đoàn. Đặc biệt qua những tiếng kêu của người nghèo
2.2/ Qua lời mời của Giáo Hội


Lời mời gọi trước hết của Giáo Hội hậu Công đồng là sự canh tân dổi mới đời sống thiêng liêng và việc tổ chức lại các công cuộc tông đồ. Giáo Hội nhấn mạnh đến tính cách cộng đồng của việc thực thi sứ mạng tông đồ. Chính tính cách đa dạng trong cộng đoàn mà các Sư Huynh bổ túc cho nhau trong việc thi hành thừa tác vụ và làm phong phú đặc sủng.
Giáo hội tự giới thiệu mình như là Dân Thiên Chúa, trong tư cách đó Giáo Hội tuyên xưng mình là bí tích của sự hiện diện của Thiên Chúa và truyền giáo là tự bản chất của Giáo Hội. Tuy nhiên Giáo Hội cũng tôn trọng tính đa dạng của các đoàn sủng và sự tác động của Thánh Thần nơi mỗi người.
Giáo Hội khuyến khích các tin hữu làm việc tông đồ. Giáo Hội cũng nhìn nhận tác động của Chúa Thánh Thần nơi những anh em ly giáo, những người ngoài Kitô giáo, kêu gọi phát huy tinh thần đại kết và nhìn nhận những giá trị của các thực tại trần thế. Giáo Hội thúc đẩy con cái mình quan tâm tới con người và dấn thân phục vụ con người. Trong Hiến chế tin lý về Giáo Hội viết: “Tất cả mọi sự trên trái đất, phải được quy hướng về con người, như là trung tâm và tột đỉnh của chúng.” Người tín hữu có trách nhiệm Phúc Âm Hóa để biểu lộ cho con người ý nghĩa tối hậu của cuộc sống.
2.3/ Qua tiếng gọi của thế giới


Giáo Hội cho thấy Thần Khí Thiên Chúa nói qua những con người thời nay, qua những biến cố của lịch sử những điều tốt cũng như điều xấu. Thế giới hôm nay phát triển tột bậc về khoa học, kinh tế và kỹ thuật. Sự kiện này cho thấy xã hội đang nhỏ dần và có khả năng truyền thông cho nhau nhanh hơn nhiều. Người ta cũng nhân ra dấu chỉ thời đại qua những biến đổi lớn lao xảy ra trong thế giới hiệc đại: sự bùng nổ dân số, sự xuống cấp của môi trường. Đây là dấu chỉ ở cấp độ xã hội học.
Những biến đổi xã hội của thế giới hiện đại đã và đang tác động lên ý thức, trí thức, tình cảm, tâm tư của con người trong thế giới. Nó làm cho con người quá chú trọng đến mình và loại trừ Thiên Chúa, khiến con người luôn cảm thấy mình bị đe dọa, sống cô đơn, ích kỷ, tuyệt vọng; gây ra những bất công trong xã hội và gia tăng cách biệt giữa người giàu và người nghèo, tạo nên những cuộc chiến tranh và tranh chấp cá nhân cũng như tập thể, nhiều kẻ mù chữ, thất học.
3. Kết


Trước những dấu chỉ của thời đại, chúng ta được mời gọi làm một cuộc “Xuất Hành” trong tư cách là ngôn sứ của Chúa. Xuất hành để bước theo một lời mời gọi của Chúa Giêsu lắng nghe và chiêm ngắm Lời Chúa; đồng thời thưa với Ngài những ý kiến, tiếng khóc than, tiếng kêu van, tiếng rên rĩ, những cơn đau đớn kinh khủng, sự đau khổ, nỗi thống khổ của anh chị em chúng ta. Và đáp trả bằng hành động của lòng thương xót với con tim bừng cháy[4].


[1] Lm Fiar Carlos alfonso Aspiroz Costa, OP. Bài Tham Luận tại TCH 44 của Dòng La San (2007)

[2] SHTQ Alvaro Rodrigeuz, Thư Mục Vụ, 12.2010. Ngôn sứ của nhân tính. Bản dịch tiếng Việt do VPGT LSVN, trang 26.

[3] Lm Fiar Carlos alfonso Aspiroz Costa, OP. Bài Tham Luận tại TCH 44 của Dòng La San (2007)

[4] SHTQ Alvaro Rodrigeuz, Thư Mục Vụ, 12.2010. Ngôn sứ của nhân tính. Bản dịch tiếng Việt do VPGT LSVN,

Giuse Lê Văn Phượng FSC

0 comments:

Đăng nhận xét