Mời quý vị cùng Sư huynh Vincent Quân đọc khám phá Lời Chúa trong Chúa nhật 23 TN C.
Chúa Nhật 24 Mùa TN C
Các bài đọc: Xh 32:7-11, 13-14; Tv 51; 1 Tm
1:12-17; Lc 15:1-32
Chủ đề: Ai là người” thắp đèn, quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được”?
Nếu dụ ngôn thứ nhất và dụ ngôn thứ ba chiếm một vị trí nổi
bật trong linh đạo Kitô giáo với các nhân vật đã trở nên biểu tượng hay ẩn dụ
quen thuộc, như Con Chiên Lạc ở dụ ngôn thứ nhất; Người Cha Nhân Lành, Người
Con Út Hoang Đàng và Người Con Cả ở dụ ngôn thứ ba, thì ta không thể nói như
thế về dụ ngôn thứ hai. Thông thường dụ ngôn này chỉ được nhắc đến như một
tiếng vọng lại cho chủ đề chính: có cái gì đó đã mất, đã được tìm thấy, và sự
vui mừng trên trời. Nhưng nếu ta để ý đến sự khác biệt, dụ ngôn đưa đến một sự
kinh ngạc mới mẻ về hình ảnh mà Luke muốn gợi cho ta về Thiên Chúa.
Nhân vật người phụ nữ ở dụ ngôn thứ hai rõ ràng được nêu lên
như một biểu tượng, khác với dụ ngôn thứ nhất, khi Chúa Giê Su đặt các Pharisêu
và kinh sư vào trong dụ ngôn để họ tự so sánh, “Ai trong các ông…” (15.4). Nhưng Ngài không nói như vậy ở dụ ngôn
thứ hai. Vậy, con người của bà phụ nữ này cũng phải được chú ý như là một
chuyện kể (narrative), chứ không chỉ “ý nghĩa thiêng liêng” của dụ ngôn. Tài
sản của bà có vẻ nghèo. Mười đồng dramach là món tiền nhỏ, bằng mười ngày lương
công nhật, so sánh với một trăm con chiên vốn là cả một gia tài lớn. Nhà của bà
cũng có vẻ nghèo, không cửa sổ, nhiều góc tăm tối, nên phải thắp đèn để có thể
tìm. Đối với người nghèo, một đồng cũng đáng giá. Các động từ được dùng nhiều
hơn dụ ngôn thứ nhất: thắp đèn, quét nhà, moi móc cho kỳ được (c.8) tạo hình
ảnh sống động của một người phụ nữ hơi có vẻ gì “chi li”, lom khom cúi xuống
lục lọi mọi xó xỉnh chỉ vì một đồng quan. Âm hưởng của tâm trạng của người phụ
nữ cũng khác với người chủ đàn chiên. Nếu như ở dụ ngôn thứ nhất, trọng tâm
hướng về con chiên đi lạc, “tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất
đó!” (c.6), thì ở dụ ngôn thứ hai, đó là niềm
vui của người nói, “vì tôi đã tìm
được đồng quan tôi đã đánh mất” (c.9). “Tôi đã đánh mất”, có điều gì đó hài
lòng nơi câu nói, không hệ tại ở giá trị đồng tiền (một bạn trẻ đã nhận xét
tiền dầu ô liu để thắp đèn có thể còn đắt hơn giá trị đồng bạc!), nhưng như một
thỏa mãn tâm lý đặc thù của giới nữ là không chịu “đánh mất” một cái gì, dù
nhỏ. Ở dụ ngôn thứ nhất, ý nghĩa của nìềm vui tìm ra con chiên lạc được đặt
trong tương quan với chín mươi chín con “không đi lạc”(c.7). Nhưng với dụ ngôn
thứ hai, Luke không nói gì đến chín đồng kia. Trong dụ ngôn thứ nhất và thứ ba,
người đọc nhận ra câu chuyện nhằm trực tiếp đến thính giả của Chúa Giê Su là
người Pharisêu và kinh sư (chín mươi chín con chiên; người anh cả). Còn dụ ngôn
thứ hai? Ta không thể có kết luận nào khác hơn là Chúa Giê Su đang nói về tấm
lòng của Ngài. Hay tấm lòng của Thiên Chúa Cha.
Nhưng
nếu vậy thì dụ ngôn gây khó chịu. Luke cố ý xây dựng một không gian nữ giới: căn
nhà nhỏ, cái đèn, cây chổi, bạn bè chung vui cũng là nữ giới (philas), nói chung, thế giới của các bà. Và Luke mời gọi người đọc bước vào thế giới
đó. Tình yêu của Thiên Chúa cho người tội lỗi cũng như là người Cha nhân hậu, như
là Ông (male, nhấn mạnh!) Mục tử tốt lành, nhưng cũng như là trái tim của người phụ nữ tỉ mẩn làm những chuyện phi logic và ít tính
thực tế (theo nhãn quan của người viết- nam giới!).
Nhưng nếu đọc hình ảnh người phụ nữ loay hoay với cây
chổi đi tìm đồng bạc đánh rơi với bài đọc 1 thì tôi không còn ngạc nhiên. Thiên
Chúa trong Cựu Ước, kỳ lạ thay, cũng có nét gì đó hơi “yếu’, hơi negative! Xuất Hành nói: “…và Thiên Chúa đã hối lại điều dữ Người đã định làm cho
dân Người” (Xh 32.14). Đây là một trong những động từ gây scandal. Thiên Chúa
làm sao mà “tự hối hận” được? Nhưng như Thiên Chúa đã “nhớ lại” Noel và mọi
sinh linh (St 8.1), Ngài cũng nhớ lại dân Isarel bị đánh phạt, và Thiên Chúa
“hối hận” (Amos 7.3, 6). Hối hận và phục hồi (Is 54.9-10). Danh hiệu Thiên Chúa
là Đấng “nhớ lại và xót thương” là kinh
nghiệm nền của lòng tin mà dân Israel
bám vào đó để sống qua các thế hệ (Tl 30.1-5). “Thiên Chúa hối hận” có thể là cách
diễn tả của kinh nghiệm của dân Israel
về sự tha thứ của Thiên Chúa ngoài sự tưởng tượng của họ. Là lẽ ra tôi đã không
được đoái thương, nhưng nay tôi lại được tha thứ tuỵêt vời, như thánh Phaolô đã
kinh nghiệm ở bài đọc 2.
Thiên Chúa đã cúi xuống trên nhân loại từ câu chuyện
Đại Hồng Thủy. Ngài không ngừng hối hận và cúi xuống trên dân Israel trong
suốt lịch sử dân. Và Ngài đã cúi xuống lần cuối cùng, dứt khoát, thật sâu thẳm
vào số kiếp nhân loại trong Đức Giê Su Kitô, Đấng “đã hạ mình thấp hèn, trở
thành vâng phục cho đến chết, và chết trên cây thập giá” (Pl 2.8), để đưa chúng
ta trở về với Ngài. Thiên Chúa là tình yêu tha thứ. Mà tình yêu thì luôn luôn
yếu.
Suy tư:
1. Tôi kinh nghiệm như thế nào về trái tim người mẹ của
Thiên Chúa đối với tôi?
2. Tôi có mang trái tim của người cha và người mẹ đối với
cộng đoàn của tôi, với các đồng nghiệp của tôi, đối với những người Thiên Chúa
giao cho tôi?
3. Thánh Gioan LaSan nói các sư huynh phải là cha và là mẹ cho các học sinh của
mình. Tại sao lại phải là mẹ? Là cha không đủ sao? Thế nào là có trái tim người mẹ đối với những người
thầy giáo nam giới như chúng ta?
Thư Mục: The Women Bible
Commentary, Carol Newsom& Sharon Ringe (Kentucky, Knox Press: 1992); The Jewish Annotated New Testament,
Amy-Jill& Marc Zvi Brettler (USA,
Oxford Uni.
Press: 2011)
Vincent Quân FSC
0 comments:
Đăng nhận xét