Tiếp
tục
loạt bài chia sẻ “Chân Dung Sư Huynh La San Hôm Nay”, bài này trình bày
về
trường học là nơi mà các Sư huynh thực thi sứ mạng phục vụ giáo dục người trẻ và người nghèo..
Bài này gồm 5 phần:
Bài này gồm 5 phần:
(1) Thế
Nào Là Trường Công Giáo?
(2) Trường Học Là Phương Tiện Ưu Việt Để Giáo Dục
(3) Ý Nghĩa
Của Giáo Dục Học Đường
(4) Học Đường Kitô Ngày Nay Phải Đổi Mới
(5) Trường Học và Cộng Đoàn
Bài 10
TRƯỜNG
HỌC
1. Thế
Nào Là Trường Công Giáo?
Giáo
Luật định nghĩa: “Trường học được gọi là
Công giáo khi được nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội hay một công
pháp nhân trong Giáo Hội điều khiển, hoặc được Giáo Quyền nhìn nhận như vậy qua
một văn kiện.”[1]
Giáo
Luật cũng viết: "Các dòng tu có sứ mệnh
chuyên môn về giáo dục, trong khi trung thành theo đuổi sứ mệnh riêng của mình,
phải nỗ lực chu toàn việc giáo dục công giáo kể cả nhờ các trường của mình được
thiết lập với sự đồng ý của Giám mục giáo phận."[2]
Giáo
Luật còn quy định: “Việc huấn luyện và
giáo dục trong một trường công giáo phải được căn cứ trên những nguyên tắc của
giáo lý Công Giáo. Các giáo viên phải trổi vượt về giáo lý chân chính và đời sống
thanh liêm.”[3]
"Không
có một trường học nào, mặc dù trong thực tế là công giáo, có thể mang tên
"trường công giáo" nếu không có sự đồng ý của nhà chức trách có thẩm
quyền trong Giáo Hội."
[4]
Không
phải bất cứ trường học nào cũng là trường Công Giáo. Trường học Công Giáo cũng
như bất cứ hình thức nào khác để truyền bá học vấn và giáo dục Công Giáo phải
là[5]:
(1) Dấu chỉ của Nước Trời và là
phương tiện cứu độ.
(2) Phải luôn luôn được đổi mới –
canh tân, thích nghi với thời đại.
(3) Là nơi người nghèo có thể đến học.
(4) Phải dành ưu tiên cho chất lượng
các lớp Huấn Giáo.
(5) Tạo mọi điều kiện cho việc tăng
tiến khả năng của giáo viên phụ trách, giáo lý viên, người phục vụ các dịch vụ...
(6) Quan tâm và thường xuyên tổ chức
các buổi cầu nguyện, thánh lễ, bí tích Hòa Giải, tĩnh tâm, việc đồng hành (tư vấn
và linh hướng), các hoạt động nhằm thông tin và nhạy cảm hoá người trẻ với giáo
lý về xã hội của Giáo Hội.
2. Trường Học Là Phương Tiện Ưu Việt Để Giáo Dục
Để người nghèo được hưởng một nền giáo dục, được
thăng tiến nhân phẩm và đạt tới ơn cứu độ, Gioan La San hiến mình đào tạo các
thầy giáo, biết hết mình xả thân cho công cuộc mở mang học vấn và giáo dục Kitô
(LD 1). Người đã canh tân học đường để học đường mở cửa đón nhận trẻ nghèo và
trở thành dấu chỉ Nước Trời và phương tiện cứu độ cho mọi người. Học đường
Kitô, là phương tiện ưu việt các Sư huynh dùng để hành động (LD 3). Dòng cũng
sẳn sàng tìm kiếm những hình thức truyền bá học vấn và giáo dục khác, phù hợp
với nhu cầu của từng thời và từng nơi.
Tuyên Ngôn Sư Huynh Trong Thế Giới Ngày Nay khẳng
định “học đường là khí cụ tốt nhất, tuy
không loại trừ các phương tiện khác, để “xây dựng gia đình con cái Thiên Chúa
ngay trong lịch sử nhân loại.”[6]
3. Ý Nghĩa
Của Giáo Dục Học Đường
Trường Kitô, theo quan điểm giáo dục của Giáo Hội đó
là một môi trường rất quan trọng cho việc huấn luyện nhân bản và giáo dục đức
tin, vì ngoài việc theo đuổi mục tiêu về văn hoá và đào tạo nhân bản cho người
trẻ như các trường học khác, trường Kitô còn có những đặc tính riêng là “tạo ra trong cộng đồng học đường một bầu
khí mang tinh thần Tin Mừng về tự do và bác ái. Giúp người trẻ phát triển nhân
cách của họ, đồng thời triển nở cách phong phú kho tàng ơn Thánh tẩy mà họ lãnh
nhận khi Rửa tội, trở thành tạo vật mới trong Chúa Kitô. Giúp người trẻ phối
hợp tất cả văn hoá nhân văn với sự rao giảng về ơn cứu rỗi”[7].
Trường Kitô là nơi tác vụ Lời Chúa có thể được thực
thi dưới nhiều hình thức như giáo dục tôn giáo, giảng dạy giáo lý, giảng giải
Lời Chúa. Trong nhiều hình thức ấy thì giáo dục tôn giáo và giảng dạy giáo lý
đóng vai trò quan trọng, hai hình thức này có mối tương quan vừa khác biệt vừa
bổ sung cho nhau, chúng “có một sự ràng
buộc không thể tháo ra được, đồng thời phải có một sự phận biệt rõ ràng giữa
việc dạy tôn giáo và việc dạy giáo lý”[8].
Tính đặc trưng của giáo dục tôn giáo ở học đường là thâm nhập tinh thần Kitô
vào môi trường văn hoá và đi vào mối quan tâm với những kiến thức khác. Hiểu đó
như là một tác vụ Lời Chúa, giáo dục tôn giáo đồng hoá Tin Mừng trong diễn
trình cá nhân văn hoá một cách có hệ thống và phê bình. Giáo dục tôn giáo ở học
đường là đặt thứ men năng động của Tin Mừng vào những kiến thức và những giá
trị được cung cấp cho học sinh qua những môn học khác, và phải “cố gắng liên kết thực sự với yếu tố của
những kiến thức môn học khác, để cho Tin Mừng thấm sâu vào não trạng của học
sinh trong môi trường huấn luyện để hoà hợp với văn hoá, giúp học sinh sống và
làm việc dưới ánh sáng đức tin hôm nay và sau này ngoài xã hội.”[9]
Tổng Công Hội 39 lấy lại nguyên hứng của Thánh Gioan
La San ghi trong Luật Dòng 1705: “Cứu cánh của Hội này là đem lại cho trẻ em
một nền giáo dục Kitô và chính vì thế mà các Sư huynh lo nhà trường”,[10] đã
khẳng định giáo dục học đường là công tác tông đồ chính của các Sư huynh.
Lý do được Tổng Công Hội 39 đưa ra đó là: vì giáo
dục học đường có những mối dây liên kết nội tại ràng buộc với cứu cánh của
Dòng, chứ không chỉ vì Dòng đã có một truyền thống lâu đời về giáo dục [11].
Vậy đâu là mối liên kết nội tại giữa học đường với
cứu cánh của Dòng mà Tuyên Ngôn đưa ra?
Vì giá trị văn
hoá của nó, học đường Kitô là một trong những cơ sở chính yếu để dạy cho
người trẻ cách sống xã hội, tại đó, nhờ quan hệ với người khác, nhờ học hỏi
những kiến thức và hiểu biết về văn hoá, những kinh nghiệm sống nhân bản… qua
sách giáo khoa, cùng với sự hướng dẫn của Sư huynh mà học sinh học cách sống và
nhờ đó triển nở các phẩm chất của con người[12].
Những kiến thức và hành động văn hoá của học đường
Kitô, ngoài mục đích làm thăng tiến về nhân bản cho học sinh, nó có thể chuẩn
bị cho các người trẻ đón nhận Lời Chúa. Luật Dòng viết: “Trong việc giáo dục các Sư huynh tìm cách liên kết cố gắng thăng tiến
nhân bản với việc rao giảng Lời Chúa. Các Sư huynh cũng xác tín rằng bất kỳ nền
giáo dục nào biết tôn trọng con người, đều làm người ta cởi mở với ơn Chúa, như
vậy là giúp đón nhận đức tin.” (LD số 12)
Chính học đường Kitô là nơi có thể áp dụng ngay
những giảng dạy của huấn giáo và là nơi người trẻ có thể thử nghiệm ngay ở đó
một lối sống cộng đoàn về việc cầu nguyện, đi vào mầu nhiệm phụng vụ, sống theo
những đòi hỏi của sự tự do của con cái Thiên Chúa và thực thi nhiệm vụ tông đồ
của người tín hữu[13].
4. Học Đường Kitô Ngày Nay Phải Đổi Mới
Trong mỗi thời kỳ có những thay đổi quan trọng trong
nền văn minh đều có những cuộc khủng hoảng. Vì thế Dòng phải có bổn phận đổi
mới nhà trường, giúp làm nảy sinh một học đường có khả năng đào tạo những con
người của thế kỷ XXI.
Việc canh tân học đường của các Sư Huynh phải bao
hàm một cố gắng làm cho học vấn có phẩm chất giáo dục chu đáo bởi những người
có tâm huyết và có ý muốn phục vụ giới trẻ.[14]
Công cuộc đổi mới phải đồng bộ từ việc đổi mới
chương trình, đổi mới phương pháp. Việc đổi mới cũng đòi hỏi cả trong việc giáo
dục đức tin.[15]
Nhờ đó làm cho người ta có khả năng sử dụng những đóng góp của các phương tiện
truyền thông, bổ túc và hệ thống hoá kiến thức đã lĩnh hội được qua những con
đường khác nhau. Tuy nhiên, việc đổi mới phải sao cho “không phá hoại sự khôn ngoan của tiền nhân, cũng như không làm tổn
thương các đặc tính riêng của các dân tộc.”[16]
Vai trò của nhà trường ngày nay cần hơn bao giờ hết
để tập cho học sinh biết suy nghĩ nhờ cố gắng tập trung, suy tư, học hỏi đạt
tới đời sống nội tâm, ý thức về linh thánh, về tính siêu việt của thế giới vô
hình, gắn bó với các giá trị, nhận biết giới hạn và tội lỗi của con người. Do
vậy mà huấn giáo phải gắn liền với việc huấn luyện văn hoá.
5.
Trường Học và Cộng Đoàn
5.1/
Làm Cho Trường Học Thành Một Cộng Đồng Nhân Loại[17]
Sự canh tân học đường đòi quan tâm đến từng cá nhân
học sinh và đến đời sống cộng đồng trong cơ chế nhà trường. Quan tâm tìm hiểu
đến toàn thể con người của học sinh: gia đình, tính khí, năng khiếu, sở thích
và giúp các em phát huy ngày một hơn. Sự quan tâm như thế làm cho nhà trường
trở thành một cộng đồng nhân loại trong đó, người trẻ sống chung với nhau trong
những khác biệt về nguồn gốc cũng như vị thế xã hội, nhìn nhận lẫn nhau, biết
thông cảm và đối thoại với người khác, chấp nhận những năng lực cũng như giới
hạn của mỗi người, luyện tập tinh thần phục vụ, ý thức công bình, tình yêu
huynh đệ.
Để học đường trở thành một cộng đồng giáo dục phong
phú cần có sự hiệp nhất nhiều thành phần khác nhau. Sư huynh sẳn sàng hợp tác
với người ngoài, làm sao để người ngoài có thể thay thế Sư huynh trong việc
huấn giáo, các phong trào tông đồ, các sinh hoạt ngoại khoá, ngay cả trong các
trách nhiệm quản trị và điều hành.
Sư huynh cũng kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, cộng
tác với các linh mục phụ trách giáo xứ hay các tuyên uý công giáo tiến hành.
5.2/
Cộng đoàn các Sư huynh là linh hồn của nhà trường[18]
Cộng đoàn làm cho nhà trường thêm sống động và không
ngớt được điều chỉnh cho đúng với sứ mạng. Trường học không được giới hạn vòng
chân trời của Sư huynh, và không được chiếm tất cả cuộc sống của Sư huynh. Các
cộng đoàn cần nghiên cứu sao cho có sự biệt lập nào đó giữa cộng đoàn Sư huynh
và nhà trường.
Việc huấn luyện và linh đạo La San phải nhằm làm cho
các Sư huynh thấy và sống nghiệp vụ như là một biểu thị của sự hiến thánh với
tư cách là tu sĩ giáo dân của mình.
Sư huynh làm việc trong các công cuộc giáo dục trong
và ngoài học đường phải luôn luôn quy về cộng đoàn và tùy thuộc Huynh trưởng.
Sư huynh phải ý thức rằng họ được Dòng sai đi và sẽ được chính anh em nâng đỡ.
Sư huynh phải đều đặn hiện diện trong cộng đoàn để
chia sẻ đời sống cùng với các Sư huynh khác, trao đổi với nhau về công việc
riêng của mỗi người và quan tâm tới việc làm cũng như suy nghĩ của anh em khác.
Sư huynh phải hướng tới chỗ làm cho người ta nhận biết mình như là một thành
phần của cộng đoàn nơi mà họ được sai đến để thi hành sứ vụ, nhờ đó mà góp phần
vào việc liên kết anh em mình với những người làm công tác giáo dục khác[19].
Giuse Lê Văn Phượng FSC
[1] GL
điều 803 khoản 1.
[2] GL
điều 801.
[3] GL
điều 803 khoản 2.
[4] GL
điều 803 khoản 3
[5]
Bro. John Johnston, Cựu Tổng Quyền Dòng La San, Thư Mục Vụ 1994, Rôma ngày 01/01/1994. Bản dịch Tỉnh Dòng La San
Việt Nam, 1994, Tp. HCM.
[6] TN số 13,6; xem GS số 40
[7] Vat 2, Tuyên
ngôn về giáo dục (GE) số 8 và x. Tbộ Giáo sĩ, Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý, số 259 - 260
[8] Tbộ. Giáo dục
công giáo, Chiều Kích Tôn Giáo Của Sự
Giáo Dục ở Nhà Trường Công Giáo, số 68; x. Tbộ Giáo sĩ, Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý,
số 73
[9] Tbộ. Giáo dục
Công giáo, L’Ecole Catholique,
19.3.1977, số 26
[10] TN số 44,1
[11] TN số 44,1
[12] TN 44,2
[13] TN 44,3
[14] TN 44,5
[15] TN 45,4. 5
[16] GS 56,2. 3
[17] TN số 46 - 48
[18] TN 48,6.7
[19] TN 52,2
0 comments:
Đăng nhận xét