Câu chuyện này có rất nhiều ý nghĩa, xét về mặt nhân bản cũng như tu đức.
Mời các bạn cùng đọc và ngẫm xem bài học nào được rút ra từ một câu chuyện rất đời thường này.
ĐI QUA CON SUỐI
Trong một buổi đi dạo đặc biệt với các Chủng sinh Xuân bích vào đầu năm 1671, nhóm của Gioan La San chọn con đường xuyên qua rừng và đồng cỏ để thư giản gân cốt thường xuyên bị căng thẳng.
Những đôi chân khỏe khoắn bước đi nhanh nhẹn; những gương mặt biểu lộ một niềm vui bên trong; những cuộc trò chuyện sôi nổi. Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc, với tình đồng đội dễ chịu, sung sướng hưởng ánh mặt trời mùa xuân, chiêm ngắm cảnh chân trời trong vài giờ buổi ban mai giữa thiên nhiên làm rạng rỡ niềm vui vô tận.
Họ tản bộ một thời gian thì gặp một con suối lớn, quá rộng để nhảy qua vì mấy ngày trước, mưa nhiều nên nước dâng cao. Trước kia ở đây cũng có một cây cầu thô sơ, nhưng cơn bão đã cuốn trôi mất. Từ đó, khi dòng suối lên cao, có một bà hàng xóm rất khỏe và can đảm, cung cấp phương tiện qua suối, nhưng phải trả tiền. Đối với bà, đây là một phương tiện kiếm sống và nơi đây cũng có nhiều người qua lại. Thánh Christophe cũng đã chẳng làm như thế sao?
Các anh Chủng Sinh lần lượt chuẩn bị tiền để bà ta cỏng qua bên kia bờ. Người thứ nhất rồi người thứ hai và người thứ ba; người đàn bà bác ái đó cứ tiếp tục đi qua đi lại mà không thấy mệt.
Gioan La San thấy đến phiên mình, nhất định không muốn dùng phương tiện đó để sang bờ bên kia bèn cởi giày ra, lội qua suối một cách khó khăn, nhưng không nhờ một người đàn bà phục vụ việc mà Ngài thấy không ổn.
Các bạn bè của Ngài ca ngợi hết sức về sự yêu chuộng thể thao của Ngài, nhưng cảm phục hơn điều đó cho dù không có biểu lộ ra, những cảm tính tế nhị của Ngài.
Nhật Nhật Tân FSC
0 comments:
Đăng nhận xét