- Nhằm trình bày khái quát về lịch sử, mục đích, tiêu chuẩn, kết cầu, các chủ điểm của Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo.
- Đồng thời nói lên mối tương quan giữa Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo với Sách Giáo Lý của Giáo Hội Địa Phương.
VÀI NÉT TÌM HIỂU
SÁCH GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
SÁCH GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
(GLGHCG số 1 – 25)
I. Sự hình thành SÁCH GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
Từ ban đầu giáo lý được trình bày trong những công thức ngắn, hoặc rút ra từ bản văn Tân Ước (Tám Môí Phúc), hoặc được soạn để tuyên xưng và rao truyền đức tin (Kinh Tin Kính), hoặc để dùng trong phụng vụ (Kinh Vinh Danh, Kinh nguyện Thánh Thể, công thức làm phép Rửa,…)
Các bài giảng giáo lý của các vị thánh Giám mục như thánh Syrilô, thánh Gioan Kim Khẩu, thánh Ambrôsiô, thánh Augustinô… đã được tiêu chuẩn hoá thành thủ bản giáo lý mẫu mực[1].
Đa số người tín hữu thiếu văn hóa, nên để làm cho giáo lý thấm nhập vào đời sống thường ngày của người tín hữu, Giáo Hội dạy giáo lý bằng cách tập cho người tín hữu sống theo các thói quen Kitô giáo như tham dự Thánh lễ, các nghi thức phụng vụ, hành hương, ăn chay kiêng thịt, qua ảnh tượng, học và giữ các kinh Sáu Điều Răn, Mười Bốn Mối Thương Người, Cải Tội Bảy Mối.
Giáo lý được trình bày và giải nghĩa một cách đầy đủ và có hệ thống trong các sách giáo lý, đặc biệt nơi Công đồng Trentô (1545 – 1563)[2].
1985: Thượng Hội Đồng Giám Mục (THĐ GM) ước nguyện soạn một SGL được ĐGH Gioan Phaolô II chấp thuận.
1986, ĐGH lập một ủy ban soạn thảo với 12 hồng y và giám mục, đứng đầu là Hồng y Giuse Ratzinger và một tiểu ban biên tập gồm 7 giám mục và các chuyên viên thần học và giáo lý [4].
Ngày 25.06.1992, ĐGH Gioan Phaolô II phê chuẩn và cho phát hành sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo; ngày 11.10.1992, Ngài công bố quyển sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo trong Tông hiến “Kho tàng đức tin”.
1.Trình bày một cách có tổ chức và tổng hợp những nội dung cốt yếu và căn bản về đức tin cũng như luân lý dưới ánh sáng của Công đồng Vatican II và Thánh Truyền [6].
2. Ưu tiên trình bày sức mạnh và vẻ đẹp của đạo lý đức tin một cách thanh thản hồn nhiên; đề cập đến nhiều vấn đề rất mới của thời đại như: ý nghĩa của Thánh Kinh, của phụng vụ, các giáo phái, các tôn giáo khác, các vấn đề xã hội toàn cầu như vô thần, chiến tranh, ... không đặt nạng việc kết án các sai lạc thời đại.
3. Để phục vụ cho toàn thể Giáo Hội, Huấn Quyền cống hiến một sách Giáo lý có thể được coi là:
a. Một dụng cụ có chất lượng và có thẩm quyền để phục vụ cộng đoàn Giáo Hội.
b. Một chuẩn mẫu chắc chắn cho việc giảng dạy đức tin hay làm các công tác mục vụ Lời Chúa, giúp tín hữu hiểu biết Giáo Hội đã tin nhận gì.
c. Giáo Hội khuyến khích các Giáo Hội địa phương dựa vào sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo để làm tài liệu tham chiếu cho việc giảng dạy giáo lý và soạn thảo sách Giáo lý có nội dung thích hợp với hoàn cảnh văn hóa xã hội của địa phương
1. Sứ điệp Kitô giáo phải lấy Chúa Kitô là trung tâm và dẫn đưa tới Thiên Chúa Ba Ngôi.
2. Việc loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa phải tập trung vào Ơn Cứu đô, ơn dem lại sự giải thoát.
3. Sứ điệp Kitô giáo phải mang tính Giáo Hội và lịch sử.
4. Sứ điệp Tin Mừng phải mang tính phổ quát, do vậy phải làm cho sứ điệp vừa hội nhập vào văn hóa các dân tộc, vừa duy trì được sự toàn vẹn và tinh tuyền của giáo lý.
5. Sứ điệp phải trình bày một cách có hệ thống và tổng hợp, các chân lý phải được sắp xếp đúng cấp bậc giá trị của chúng, và sứ điệp phải vì con người.
Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo được kết cấu chung quanh 4 phạm vi căn bản của đời sống Kitô Giáo là: Tuyên xưng đức tin, cử hành phụng vụ và bí tích, sống theo luân lý Phúc Am và cầu nguyện. Bốn phạm vi này là bốn chiều kích của mầu nhiệm trung tâm là mầu nhiệm Kitô giáo.
Từ trung tâm là Mầu nhiệm Kitô giáo phát xuất ra 4 chiều kích của đời sống Kitô giáo, 4 chiều kích này liên hệ chặt chẽ với nhau và được thể hiện trong 4 thái độ chính yếu:
a. Tuyên xưng đức tin là tin vào Thiên Chúa tạo dựng, Thiên Chúa duy nhất và Ba Ngôi, đồng thời cũng tin vào ý định cứu độ của Người.
b. Cử hành phụng vụ và bí tích để được Thiên Chúa thánh hoá trong đời sống bí tích.
c. Sống theo luân lý Phúc Am để yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu người như mình vậy.
d. Cầu nguyện trong chờ đợi Nước Thiên Chúa mau đến, chờ đợi sớm được gặp gỡ mặt đối mặt với Thiên Chúa.
Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo được kết cấu như thế để giúp giáo dục người Kitô hữu một cách toàn vẹn về mọi mặt: đức tin, phụng vụ, luân lý và cầu nguyện. Bốn mặt này liên quan đến 4 nhiệm vụ căn bản của dạy giáo lý, đó là giúp hiểu biết đức tin, cử hành phụng vụ, sống đức tin và chiêm ngắm Mầu nhiệm Chúa Kitô.
3. Có Kết Cấu Theo Cách Khác Không?
Cũng có thể kết cấu sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo bằng nhiều cách khác nhau miễn sao vẫn hoàn toàn trung thành với đạo lý Công Giáo. Chẳng hạn:
- Theo diễn biến lịch sử cứu độ.
- Theo diễn tiến năm phụng vụ.
- Phối hợp lịch sử cứu độ với năm phụng vụ.
V. Những Chủ Điểm Nội Dung Của GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
1. Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm hiệp thông giữa Cha – Con và Thánh Thần. Đây là nền tảng các mầu nhiệm khác.
2. Ý Định Cứu Độ Của Thiên Chúa Ba Ngôi
Ý định cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi thể hiện qua từng giai đoạn của lịch sử cứu độ: (1) sáng tạo và chuẩn bị cứu độ – (2) Thực hiện ý định cứu độ – (3) tiếp tục hoàn tất ơn cứu độ cho đến tận thế.
3. Chúa Kitô – Trung Tâm Điểm Của Việc Dạy Giáo Lý [9]
Trong việc dạy giáo lý chú ý đến việc giới thiệu về con người của Chúa Giêsu, thành Nazareth, tất cả những điều khác (về Đức Mẹ, về các thánh…) chỉ được nói trong qui chiếu về Chúa Kitô.
Ngài là trung tâm điểm của lịch sử cứu độ: Dạy về các mầu nhiệm cuộc đời của Người: Nhập Thể – Cuộc đời công khai: các nhân đức và những lời giảng dạy, cùng những dấu lạ Ngài làm, về mầu nhiệm Khổ nạn – Phục sinh – Lên trời – và việc Người Quang Lâm[10]. Trong đó mầu nhiệm Phục Sinh là trung tâm của đức tin Kitô giáo. Cựu Ước loan báo về Người và Tân Ước hướng về Người như cứu cánh và là cùng đích.
Ngài là Lời mạc khải duy nhất, cuối cùng và trọn vẹn của Thiên Chúa. Nơi Ngài Thiên Chúa nói hết về mình cho nhân loại
4. Chúa Kitô Tiếp Tục Hành Động Cứu Chuộc Qua Thánh Thần Và Giáo Hội
Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, là Thân Thể Chúa Kitô, là Mẹ sinh ra các tín hữu “bởi nước và Thánh Thần” (Ga 3,5). Trong Giáo Hội, đời sống của Kitô hữu có thể tăng trưởng và phát huy nhờ trao đổi “các lợi ích thiêng liêng” của sự “hiệp thông giữa các thánh” [11]
Giáo lý khơi dậy và nuôi dưỡng nơi các tín hữu niềm tin vào sứ mạng, vào năng quyền mà Chúa Kitô ban cho Giáo Hội và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, đó là quyền giáo huấn và tha thứ thật sự các tội lỗi nhờ thừa tác vụ của các tông đồ và những vị kế nhiệm các tông đồ qua bí tích Truyền Chức Thánh[12].
5. Các Bí Tích Ban An Sủng Đem Lại Đời Sống Mới Trong Chúa Kitô
Giáo lý nhằm dẫn đưa người ta vào mầu nhiệm Chúa Kitô bằng cách tiến từ cái hữu hình tới sự vô hình, từ biểu tượng đến thực tại được gợi ý, từ “các bí tích” đến “các mầu nhiệm”. Trong các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, Chúa Kitô hành động (cách sung mãn) để ban ân sủng và hoán cải con người [13].
6. Đời Sống Mới Trong Chúa Kitô
Giáo lý dạy về các ân sủng - tội lỗi và ơn tha thứ, các Mối phúc, các nhân đức, nhất là những nhân đức đối thần, các giới luật, nhất là luật mến Chúa yêu người để hướng dẫn người tín hữu sống một đời sống mới trong Chúa Kitô.
7. Cầu Nguyện
Cầu nguyện là yếu tố liên kết toàn bộ đời sống Kitô hữu. Người Kitô hữu cầu nguyện với Thiên Chúa đúng như Chúa Kitô dạy trong Kinh Lạy Cha [14].
VI. Tương quan giữa sách GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO với các sách giáo lý Giáo Hội địa phương:
Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo không có ý định thay thế các sách giáo lý Giáo Hội địa phương, nhưng để làm tài liệu tham chiếu cho việc giảng dạy giáo lý và soạn thảo sách giáo lý có nội dung thích hợp với hoàn cảnh văn hóa xã hội của địa phương mà vẫn duy trì sự hiệp nhất trong đức tin và trung thành với đạo lý Công Giáo[15].
Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo là tài liệu tham khảo chính thức và chắc chắn cho các sách giáo lý đia phương để biết phải trình bày những chân lý đức tin và kết cấu các chân lý đó thế nào cho đúng với đạo lý Kitô.
Sách giáo lý địa phương trở thành “dụng cụ vô giá” để giáo lý của Giáo Hội Công Giáo “hội nhập” vào hoàn cảnh xã hội và văn hóa của từng dân tộc, từng địa phương.
Sách giáo lý địa phương có thể kết cấu bằng nhiều cách khác nhau miễn sao vẫn hoàn toàn trung thành với đạo lý Công Giáo mà Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo trình bày.
[1] GLGHCG số 8
[2] CHÚ THÍCH:
- Năm 1566, sau Công đồng Trentô, năm 1566, sách GLGHCGđược phát hành theo lệnh của ĐGH Piô V, gọi là “Sách giáo lý Rôma”. “Toàn bộ giáo lý và sự hiểu biết về ơn cứu độ được tóm lược trong 4 mục chính: Kinh Tin Kính, Phụng vụ, đặc biệt là các bí tích, Mười Điều Răn Và Kinh Lạy Cha”. Sách này được phổ biến rộng rãi trong Giáo Hội.
Công đồng khích lệ việc dạy và học giáo lý đã thúc đẩy nhiều giám mục và các nhà thần học soạn và phát hành nhiều bộ SGL như thánh Phêrô Canixiô với quyển “Tổng luận giáo lý Kitô giáo”, thánh Carôlô Bôrômê …
[3] Lm Ant Nguyễn Mạnh Đồng, Tìm hiểu sách GLGHCG, 2000.
[4] CHÚ THÍCH:
- Cđ Vatican II là công đồng chung thứ 21 của Giáo Hội, do ĐTC Gioan XXIII triệu tập và khai mạc ngày 11.10.1962. Ngài qua đời ngày 03.01.1963, ĐTC Phaolô VI kế vị đã tiếp nối và bế mạc ngày 08.12.1965. Công đồng có 2300 vị giám mục, chuyên viên thần học, cố vấn và quan sát viên tham dự; gồm 4 khoá họp, mỗi khoá 2 tháng.
- Các văn kiện công đồng gồm 4 hiến chế, 5 sắc lệnh, tuyên ngôn.
- 1987 – 1990: UB soan thảo gởi bản dự thảo tới 5.000 địa phương và 9 lần bản văn được sửa đổi - tu chính.
- Trong thời gian đó, một số HĐGM đã soạn SGL cho Giáo Hội mình[4]:
1987: HĐGM Bỉ xuất bản cuốn “Livre de la foi” (Đức tin công Giáo)
1988: HĐGM Đức xuất bản cuốn “La foi de l’Eglise” (Thành phố trên đồi)
1991: HĐGM Pháp xuất bản cuốn “Giao ước giữa Thiên Chúa và loài người”.
HĐGM Mỹ xuất bản cuốn “The Teaching of Christ” (Giáo lý của Chúa Kitô)
[5] Thánh bộ giáo sĩ, Hướng dẫn tổng quát về Huấn giáo (General Directory For Catechesis), 1997, số 121;
x. Lm Ant Nguyễn Mạnh Đồng, Tìm hiểu sách GLGHCG, 2000.
[6] T/h Kho tàng đức tin số 11 (x. GLGHCG trang 26)
[7] Thánh bộ Giáo sĩ, sđd, số 97;
x. Lm Ant Nguyễn Mạnh Đồng, Tìm hiểu sách GLGHCG, 2000.
[8] T/h Kho tàng đức tin số 13 – 17 (x. GLGHCG trang 27 – 28)
Thánh bộ giáo sĩ, sđd, số 122;
x. Lm Ant Nguyễn Mạnh Đồng, Tìm hiểu sách GLGHCG, 2000
[9] Thánh bộ Giáo sĩ, Sđd, số 98; x. Lm. Ant. Nguyễn Mạnh Đồng, Sđd, trang 59 - 62; GLHTCG số 427.
[10] ĐGH J.P II, CT, số 5; x. GLHTCG số 426.
[11] GLHTCG 946 – 953.
[12] GLHTCG số 983.
[13] GLHTCG số 1074 -1075
[14] GLHTCG số 2757 và 2764
[15] Thánh bộ giáo sĩ, sđd, số 131; x. Lm Ant Nguyễn Mạnh Đồng, Tìm hiểu sách GLGHCG, 2000.
Giuse Lê Văn Phượng
0 comments:
Đăng nhận xét