Trước hết là thi hành những việc bổn phận như luật dạy: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ, mà chính chàng thanh niên đạo đức nọ đã trả lời cho Chúa Giêsu. Thi hành việc bổn phận trong tương quan người với người, đặt nền tảng cho những bước đi xa hơn trên con đường đạo đức. “Không ai có thể leo núi nếu không đi vững trên đất bằng”, Đức Piô XII đã dạy như thế, và ngài thêm: “không thể là một Kitô hữu tốt nếu không là một con người tốt.” Thi hành bổn phận như luật dạy là điều kiện trước hết để có thể đạt tới hạnh phúc thật.
Thứ đến là sự thanh thoát với của cải. Của cải vật chất tự nó không đem lại cho ta hạnh phúc, nó chỉ là phương tiện để giúp ta đạt tới hạnh phúc. Người giàu không hẳn sẽ bị mất hạnh phúc đời đời, chỉ kẻ nào bị của cải làm chủ cuộc đời họ và nó sẽ ghì kẻ ấy xuống một lối sống tầm thường. Của cải ấy không chỉ là tiền bạc, mà có thể hiểu là tất cả những thứ gì mà ta bám víu vào, có thể là sắc đẹp, kiến thức, bằng cấp, các mối quan hệ, quyền lực... Sống thanh thoát với của cải, ấy là không bám víu, không bị lệ thuộc vào các thứ chỉ là phương tiện mà không phải là mục đích. Sống thanh thoát với của cải, là đừng để những thứ ấy điều khiển khiến ta bị tha hoá. Vì bám víu vào của cải sẽ biến con người từ quảng đại thành ích kỷ. Bám víu vào của cải sẽ làmcho kẻ đơn sơ thành tên ma mãnh. Bám víu vào của cải, làm cho người thật thà thành kẻ lừa gạt. bám víu vào của cải làm cho người khiêm tốn thành kẻ ngông cuồng hay kiêu ngạo. Bám víu vào của cải sẽ biiến một mục tử thành một tên độc tài.... Một tác giả sách thiêng liêng viết: “càng thanh thoát thì càng nhẹ nhàng, càng nhẹ nhàng thì càng dễ bay cao.”
Bài học tiếp theo Chúa dạy tôi tin tưởng vào Thiên Chúa. Con người tự bản chất cần một cái gì đó để nương tựa. Nếu tôi không nương tựa, tin tưởng và Thiên Chúa, tất nhiên tôi tìm chốn náu thân trong nơi của cải chóng qua ở đời tạm này. Tin tưởng vào Thiên Chúa là tin vào lời hứa của Ngài, tin rằng Ngài có khả năng ban cho tôi hạnh phúc. Tin vào Thiên Chúa, những gì mà phàm nhân cho là không thể, thì đối với Thiên Chúa đều có thể.
Bài học cuối cùng mà đoạn Tin Mừng này gợi lên cho tôi là năng nghĩ đến những ân huệ Chúa đã ban tặng cho tôi. Khi ông Phêrô khi ông lên tiếng nói: “chúng con đã bỏ hết mọi sự mà theo Thầy!” Chúa trả lời cho ông rằng ngay từ đời này, anh em sẽ nhận lại được gấp trăm. Ồ, Chúa chơi đẹp thật! Chúa đã ban thật sự. Vậy năng nghĩ đến những ân huệ Chúa ban cho tôi, lòng biết ơn sẽ dẫn tôi đến một cuộc sống hạnh phúc. Năng nghĩ đến ân huệ Chúa ban trong cuộc sống, tôi sẽ nhận ra anh chị em xung quanh mình là một ân huệ; môi trường sống xung quanh tôi là một ân huệ; của cải mà tôi sở hữu cũng là một ân huệ... Tất cả là ân huệ mà tôi nhận được cách nhưng không thì đến lượt tôi cũng phải trao tặng lại cách nhưng không và ân huệ Chúa lại cho cho dư đầy. Năng nghĩ đến ân huệ Chúa ban, tôi sẽ thi hành các bổn phận theo luật dạy bằng một tình yêu với lòng biết ơn.
Để kết thúc, chúng ta cùng đọc câu chuyện về Alexander Đại Đế để suy tư. Chuyện kể rằng: Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng: (1) Quan tài của ta phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự giỏi nhất của đế quốc; (2) Tất cả các báu vật của ta phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ta; (3) Đôi bàn tay của ta phải được để thò ra khỏi quan tài lắc lư, đong đưa trên không để cho mọi người đều thấy. Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên đã hỏi Đại Đế lý do tại sao ngài lại muốn như thế. Ngài Alexander đã giải thích như sau: (1) Ta muốn chính các vị ngự y giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ cũng không có tài nào để cứu chữa. (2) Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này khi ta từ giã cõi đời này. (3) Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Hoa Hạ FSC
0 comments:
Đăng nhận xét