Chia sẻ Lời Chúa - Chúa nhật 19 thường niên năm A.
Các bài đọc: 1 Vua 19.9a, 11-13a; Roma 9.1-5; Matthew 14.22-33
Mời quý vị đọc bài chia sẻ của Sư huynh Vincent Quân FSC
Một đoạn thú vị trong bài đọc một là sự lặp lại gần như từng chữ của câu đối thoại giữa ĐỨC CHÚA và Elia, đoạn 9b-10 và đoạn 13b-14. Câu hỏi của ĐỨC CHÚA, “Ngươi làm gì ở đây, Êlia?” được hỏi hai lần và Êlia cũng hai lần trả lời như nhau. Theo các học giả Torah, sự lặp lại hai đoạn văn (và nhất là nếu có sự không nhất quán trong chúng) là “một tiếng hét to để người đọc phải lưu tâm giải thích.”
Êlia đang ở trong hang khi ông nghe câu hỏi thứ nhất. Ông nghe câu hỏi này lần thứ hai sau khi ông được lệnh đi ra khỏi hang. Êlia có lắng nghe, bằng chứng là ông nghe được “tiếng” của ĐỨC CHÚA không có trong gió bão, không có trong động đất, không có trong lửa, nhưng chỉ có trong “ âm thanh của sự yên lặng” (bản dịch của NRSV, 19.11-12). Vậy mà câu trả lời của Êlia vẫn không đổi. Kinh nghiệm và sự gặp gỡ mới mẻ với Thiên Chúa dường như không thay đổi được quan niệm của Êlia về thực tại đời sống. ĐỨC CHÚA lặp lại hai lần câu hỏi có vẻ như nhằm thúc đẩy ông “bước ra.” Có vẻ như việc gặp gỡ Thiên Chúa sẽ lôi kéo ta ra khỏi giới hạn của ta và kéo ta ra khỏi các yếu đuối, các tổn thương của ta. Rõ ràng là sau biến cố “thần hiện” trên đỉnh Khoreb, hoàn cảnh của Êlia không đổi, nhưng sự hiện diện của ĐỨC CHÚA đã thay đổi con người ông, và ông tiếp tục hành động bất kể sự sợ hãi của ông. Êlia vẫn còn bị săn đuổi và mạng sống vẫn còn lâm nguy, vậy mà ông được Chúa bảo, “Hãy đi, về đường cũ, qua sa mạc…” (19.15). Đây có thể là kinh nghiệm “vác thập giá” để sống theo “ý Chúa” đầu tiên, mà các tác giả Nhất Lãm đã nhìn ra, khi các ông để cho Êlia (và Môsê nữa) hiện ra chia sẻ với Chúa Giê Su trong cuộc “hiển dung” (xem Mat 17.3 và song song).
Trong bài Tin Mừng, Phêrô kêu lên Chúa Giê Su, “Nếu là Ngài, xin cho tôi được đi trên mặt nước đến với Ngài (Mt 14.28). Thánh Phêrô, cùng với các bạn khác trong thuyền, đã bị sóng to gió lớn và vừa kinh hoàng sợ hãi bởi “con ma,” vậy mà ông đã tự đặt mình vào tình hống khó xử nhất. Điều gì xảy ra nếu như đó không phải là Chúa Giê Su? Thì Phêrô sẽ chìm luôn chứ sao! Tại sao, thay vì vậy, không xin dẹp yên gió biển? Phêrô đã có lòng tin vào Chúa Giê Su, điều đó làm cho ông có thể dám bước ra khỏi thuyền (dù sau đó ông sẽ bị chìm!), nhưng rõ ràng ông vẫn muốn làm một cái test với Chúa. “Nếu là Ngài,” câu nói của ông tương tự câu nói của Satan với Chúa Giê Su (4.3). Ở đây cũng là đòi Thiên Chúa hãy chứng tỏ mình, không phải bằng một việc kỳ vĩ (dù sao việc đó cũng đang xảy ra trước mắt Phêrô rồi!) nhưng đòi được Chúa cho mình tự chứng nghiệm. Nếu Chúa đi trên mặt nước được, thì ta cũng đi trên mặt nước được “như Chúa” chứ sao! Và ta cũng có thể tự mình “đến được” với Chúa chứ sao! Nói cách khác, dù Thiên Chúa có đang hiện diện, không gì thay đổi trong quan niệm về mình và về Thiên Chúa trong trí Phêrô.
Cả Êlia và Phêrô đã học ra để nhận biết mình là ai, Đấng mình đang được gặp gỡ là ai và các đòi hỏi của tương quan đó. Cả hai được đòi hỏi phải học lại thế nào là lòng tin. Thiên Chúa không cần bảo đảm hay chứng tỏ hay hứa hẹn một điều gì cả. Thiên Chúa hiện diện là đủ để hai ông tiếp tục sống trung tín sứ vụ của mình, dù Phêrô sẽ chẳng bao giờ có thể đi trên mặt nước lần nữa, dù Êlia sẽ vẫn phải sống thân phận bị săn đuổi, và “phép lạ” oai phong tiêu diệt một lúc cả trăm phù thuỷ thần Baal (1 Vua 18) sẽ chẳng bao giờ lặp lại cho ông.
Vì vậy, kiểu giải thích câu chuyện Phêrô đi trên mặt nước như là “nếu ông có đủ lòng tin, hẳn ông đã đi được trên mặt nước” là kiểu giải thích sai! Kiểu như nói là “Nếu như ta có đủ lòng tin ta sẽ giải quyết mọi vấn đề của ta một cách kỳ diệu.” Nó sai vì đánh đồng đức tin với những đòi hỏi làm phép lạ (ta làm phép lạ!). Nó sai vì sẽ làm cho ta hoang mang và tuyệt vọng trước các thực tế của đời sống hàng ngày, nơi mà có vẻ như Thiên Chúa vắng mặt. Đó không phải là sứ điệp của Matthew cho cộng đoàn Kitô hữu của ông, và đó không phải là điều Giáo Hội dạy ta hôm nay khi chọn bài đọc một về ngôn sứ Êlia.
Đến đây, người viết nhớ lại một đoạn midrash của các rabbi giải thích –một cách đẹp đẽ- về đoạn Kinh Thánh nói về dân Israel vượt biển Đỏ trong sách Xuất Hành 14.22. “Tại sao Kinh Thánh lại viết –một cách nghịch lý- là ‘Dân Israel đi vào lòng biển trên đất khô’ rồi sau đó mới viết ‘nước dựng lên như tường thành hai bên’? Để dạy ta rằng, chỉ sau khi dân đã “đi vào giữa lòng biển cả” cho đến khi nước ngập lên đến mũi của họ, nước mới rẽ ra và để lộ ‘đất khô’!” (Plaut, 484).
Sự hiện diện của ĐỨC CHÚA chỉ được chứng tỏ qua bước nhảy của lòng tin của bất cứ ai muốn gặp gỡ Ngài.
Suy tư:: Đâu là bước nhảy của lòng tin mà tôi đang đối diện khi chuẩn bị năm học mới này? Đâu là kinh nghiệm của tôi liên hệ với kinh nghiệm của Êlia và Phêrô trong hai bài đọc hôm nay?
Các bài đọc: 1 Vua 19.9a, 11-13a; Roma 9.1-5; Matthew 14.22-33
Mời quý vị đọc bài chia sẻ của Sư huynh Vincent Quân FSC
Anh có lòng tin yếu quá! Sao lại hoài nghi!
Một đoạn thú vị trong bài đọc một là sự lặp lại gần như từng chữ của câu đối thoại giữa ĐỨC CHÚA và Elia, đoạn 9b-10 và đoạn 13b-14. Câu hỏi của ĐỨC CHÚA, “Ngươi làm gì ở đây, Êlia?” được hỏi hai lần và Êlia cũng hai lần trả lời như nhau. Theo các học giả Torah, sự lặp lại hai đoạn văn (và nhất là nếu có sự không nhất quán trong chúng) là “một tiếng hét to để người đọc phải lưu tâm giải thích.”
Êlia đang ở trong hang khi ông nghe câu hỏi thứ nhất. Ông nghe câu hỏi này lần thứ hai sau khi ông được lệnh đi ra khỏi hang. Êlia có lắng nghe, bằng chứng là ông nghe được “tiếng” của ĐỨC CHÚA không có trong gió bão, không có trong động đất, không có trong lửa, nhưng chỉ có trong “ âm thanh của sự yên lặng” (bản dịch của NRSV, 19.11-12). Vậy mà câu trả lời của Êlia vẫn không đổi. Kinh nghiệm và sự gặp gỡ mới mẻ với Thiên Chúa dường như không thay đổi được quan niệm của Êlia về thực tại đời sống. ĐỨC CHÚA lặp lại hai lần câu hỏi có vẻ như nhằm thúc đẩy ông “bước ra.” Có vẻ như việc gặp gỡ Thiên Chúa sẽ lôi kéo ta ra khỏi giới hạn của ta và kéo ta ra khỏi các yếu đuối, các tổn thương của ta. Rõ ràng là sau biến cố “thần hiện” trên đỉnh Khoreb, hoàn cảnh của Êlia không đổi, nhưng sự hiện diện của ĐỨC CHÚA đã thay đổi con người ông, và ông tiếp tục hành động bất kể sự sợ hãi của ông. Êlia vẫn còn bị săn đuổi và mạng sống vẫn còn lâm nguy, vậy mà ông được Chúa bảo, “Hãy đi, về đường cũ, qua sa mạc…” (19.15). Đây có thể là kinh nghiệm “vác thập giá” để sống theo “ý Chúa” đầu tiên, mà các tác giả Nhất Lãm đã nhìn ra, khi các ông để cho Êlia (và Môsê nữa) hiện ra chia sẻ với Chúa Giê Su trong cuộc “hiển dung” (xem Mat 17.3 và song song).
Trong bài Tin Mừng, Phêrô kêu lên Chúa Giê Su, “Nếu là Ngài, xin cho tôi được đi trên mặt nước đến với Ngài (Mt 14.28). Thánh Phêrô, cùng với các bạn khác trong thuyền, đã bị sóng to gió lớn và vừa kinh hoàng sợ hãi bởi “con ma,” vậy mà ông đã tự đặt mình vào tình hống khó xử nhất. Điều gì xảy ra nếu như đó không phải là Chúa Giê Su? Thì Phêrô sẽ chìm luôn chứ sao! Tại sao, thay vì vậy, không xin dẹp yên gió biển? Phêrô đã có lòng tin vào Chúa Giê Su, điều đó làm cho ông có thể dám bước ra khỏi thuyền (dù sau đó ông sẽ bị chìm!), nhưng rõ ràng ông vẫn muốn làm một cái test với Chúa. “Nếu là Ngài,” câu nói của ông tương tự câu nói của Satan với Chúa Giê Su (4.3). Ở đây cũng là đòi Thiên Chúa hãy chứng tỏ mình, không phải bằng một việc kỳ vĩ (dù sao việc đó cũng đang xảy ra trước mắt Phêrô rồi!) nhưng đòi được Chúa cho mình tự chứng nghiệm. Nếu Chúa đi trên mặt nước được, thì ta cũng đi trên mặt nước được “như Chúa” chứ sao! Và ta cũng có thể tự mình “đến được” với Chúa chứ sao! Nói cách khác, dù Thiên Chúa có đang hiện diện, không gì thay đổi trong quan niệm về mình và về Thiên Chúa trong trí Phêrô.
Cả Êlia và Phêrô đã học ra để nhận biết mình là ai, Đấng mình đang được gặp gỡ là ai và các đòi hỏi của tương quan đó. Cả hai được đòi hỏi phải học lại thế nào là lòng tin. Thiên Chúa không cần bảo đảm hay chứng tỏ hay hứa hẹn một điều gì cả. Thiên Chúa hiện diện là đủ để hai ông tiếp tục sống trung tín sứ vụ của mình, dù Phêrô sẽ chẳng bao giờ có thể đi trên mặt nước lần nữa, dù Êlia sẽ vẫn phải sống thân phận bị săn đuổi, và “phép lạ” oai phong tiêu diệt một lúc cả trăm phù thuỷ thần Baal (1 Vua 18) sẽ chẳng bao giờ lặp lại cho ông.
Vì vậy, kiểu giải thích câu chuyện Phêrô đi trên mặt nước như là “nếu ông có đủ lòng tin, hẳn ông đã đi được trên mặt nước” là kiểu giải thích sai! Kiểu như nói là “Nếu như ta có đủ lòng tin ta sẽ giải quyết mọi vấn đề của ta một cách kỳ diệu.” Nó sai vì đánh đồng đức tin với những đòi hỏi làm phép lạ (ta làm phép lạ!). Nó sai vì sẽ làm cho ta hoang mang và tuyệt vọng trước các thực tế của đời sống hàng ngày, nơi mà có vẻ như Thiên Chúa vắng mặt. Đó không phải là sứ điệp của Matthew cho cộng đoàn Kitô hữu của ông, và đó không phải là điều Giáo Hội dạy ta hôm nay khi chọn bài đọc một về ngôn sứ Êlia.
Đến đây, người viết nhớ lại một đoạn midrash của các rabbi giải thích –một cách đẹp đẽ- về đoạn Kinh Thánh nói về dân Israel vượt biển Đỏ trong sách Xuất Hành 14.22. “Tại sao Kinh Thánh lại viết –một cách nghịch lý- là ‘Dân Israel đi vào lòng biển trên đất khô’ rồi sau đó mới viết ‘nước dựng lên như tường thành hai bên’? Để dạy ta rằng, chỉ sau khi dân đã “đi vào giữa lòng biển cả” cho đến khi nước ngập lên đến mũi của họ, nước mới rẽ ra và để lộ ‘đất khô’!” (Plaut, 484).
Sự hiện diện của ĐỨC CHÚA chỉ được chứng tỏ qua bước nhảy của lòng tin của bất cứ ai muốn gặp gỡ Ngài.
Suy tư:: Đâu là bước nhảy của lòng tin mà tôi đang đối diện khi chuẩn bị năm học mới này? Đâu là kinh nghiệm của tôi liên hệ với kinh nghiệm của Êlia và Phêrô trong hai bài đọc hôm nay?
Thư mục: Plaut, The Torah: A Modern Commentary (URJ Press: New York, 2006); Boncheck, Studying the Torah: A Guide to In-depth Interpretation(Jason Aronson, Inc: New Jersey, 1996; Eugene Boring, The Gospel of Matthew trong The New Interpreter’s Bible, vol. VIII (Abingdon Press: Nasville, 1995).
Vincent Quân FSC
0 comments:
Đăng nhận xét