LSVN- Bài viết này là một chút
cảm nhận của một cô giáo trẻ sau khi chấm bài tập làm văn của một em
học sinh lớp 3 Trường TT DL Trương Vĩnh Ký. Mời quý vị đọc và cảm nhận
bài văn mộc mạc dễ thương của em học trò. Có thể quý vị sẽ đồng cảm với
phần cảm nhận của cô giáo trẻ yêu nghề và khát khao vẻ đẹp trong sáng
của tuổi thơ.
Nếu
được hỏi các cô giáo dạy văn : “Theo cô, chấm bài phân môn nào vất vả
nhất?” Chắc hẳn không ai chần chừ giây lát mà có thể trả lời ngay là
phân môn Tập làm văn. Mỗi đứa trẻ một phong cách, không ai lẫn lộn với
ai được.
Mỗi
em là một tâm hồn phong phú và nhạy cảm. Có đứa văn bay bổng, uyển chuyển; có đứa
lại mộc mạc, giản dị; có bài viết hay nhưng cũng không khỏi có bài viết dở; có
em chữ viết nhìn là mê mẩn, có em chữ nguệch ngoạc… Cả một thế giới đa thanh đa
sắc hiện lên trước mắt người giáo viên. Cô không khỏi buồn lòng khi gặp bài viết
bị lạc đề, cũng không tránh được những nếp nhăn co lại trên trán khi đọc những
bài cẩu thả. Nhưng đôi mắt cô bỗng sáng ngời, nở mọt nụ cười viên mãn và lấy lại
được tinh thần khi bắt gặp những bài văn hay, giàu cảm xúc.
Tôi cũng thế, hơi mệt khi phải chấm hơn 30 bài
văn. Nhưng tôi cảm thấy khỏe khoắn như chưa hề chấm bài văn nào trước đó khi đọc
bài văn của một bé gái viết về người bố thân yêu của em. Văn em bay bổng, lai
láng ư? Không. Văn em dùng ngôn từ sắc sảo, chính xác ư? Không. Vậy tại sao cô
giáo mạnh dạn cho em điểm 10 tròn trĩnh? Văn em giản dị, lời văn chân thực, và
nhất là em có cảm nhận sâu sắc về tình yêu thương và sự hi sinh, quên bản thân
mình vì con cái của bố, điều mà ít em nhỏ lớp 3 có thể thấu hiểu. Bài viết của
em làm cô giáo xúc động, chợt giây phút cô chạnh lòng nhớ về cha mẹ của mình ở
quê xa. Nó dễ thương bởi chính tâm hồn của một trẻ thơ… Giá mà chúng ta cũng
đôi lần “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” như Nguyễn Nhật Ánh. Hãy đọc bài văn bằng cái nhìn của một trẻ nhỏ!
Bạn sẽ cảm thấy thật hạnh phúc và đáng yêu biết bao! “Bố không cần quà đâu! Bố
có con là hạnh phúc quá rồi!”.
0 comments:
Đăng nhận xét