Chia sẻ Lời Chúa ngày Chúa Nhật ( CN 23 TN C). Các bài đọc trong thánh lễ Chúa nhật 23 TN C là Kn 9:13-18b; Tv 90; Plm 9-10, 12-17; Lc 14:25-33.
Mời quý vị cùng Sư huynh Vincent Quân đọc khám phá Lời Chúa trong Chúa nhật 23 TN C.
Chúa
Nhật 23 TN C
Bài đọc: Kn
9:13-18b; Tv 90; Plm 9-10, 12-17; Lc 14:25-33
Cái
Giá Để Làm Môn Đệ
“Ân
sủng rẻ tiền là ân sủng chúng ta tự tặng ban cho chúng ta. Ân sủng rẻ tiền là
rao giảng tha thứ không cần đòi hỏi sám hối, thanh tẩy không cần kỷ luật giáo
hội, Rước Lễ không cần xưng thú…Ân sủng rẻ tiền là ân sủng không cần là môn đệ,
ân sủng không cần thập giá, ân sủng không có Đức Giê Su Kitô,.…”
― Dietrich Bonhoeffer, The Cost Of Discipleship-
Vừa
qua, cộng đoàn của tôi tham dự lễ tang của một vị tu sĩ dòng bạn. Chủ đề trong
buổi cơm chiều đương nhiên là về buổi lễ tang. Vì người qua đời là một vị hoạt
động và giảng thuyết nổi tiếng, nên không cần nói cũng biết đám tang long trọng
như thế nào. Mọi người trong cộng đoàn ai ai cũng trầm trồ, nào là bao nhiêu
cha đồng tế, nào là bao nhiêu thánh lễ đã cử hành trong suốt thời gian quàn tại
nhà Dòng, nào là bao nhiêu khách tham dự, nào là các nhân vật nổi tiếng nào đã
đến viếng, nào là bao nhiêu vòng hoa và ước tính trị giá khoảng bao nhiêu
tiền…vv… Câu chuyện bỗng xoay qua thử phác họa về cái chết…của mình. Mọi người
thử xem lễ tang của ai sẽ đông khách hơn ai. Dù chỉ là câu chuyện đùa quanh mâm
cơm, nhưng cũng đáng suy tư. Người ra đi hôm nay chắc chắn chẳng hưởng lấy sự
long trọng và chẳng cần để ý đến cái đám tang của mình ra sao. Nhưng hình ảnh
đám tang lại dư âm trong tâm trí một số người sống. Người ta đang sống, nhưng
lại mơ màng về một cái chết “hoành tráng” của mình.
Lời
mời gọi trở nên môn đệ của bài Tin Mừng hôm nay xảy ra ngay sau khi Luke đột
ngột chuyển vị trí câu chuyện từ trong bàn tiệc ra ngoài “đường” với đám đông
môn đệ. Chắc chắn là “đường lên Giêrusalem”, đường đến thập giá (9.51; 13.22;
19.28 và 13.34-35). Chủ đề về “thập giá” và “từ bỏ” đi liền sau một trong các
chủ đề chính trong bàn tiệc, lòng yêu chuộng danh giá, trong xã hội lẫn trong
đời sống tôn giáo (14.7-14, 15). Bất kể việc người này kẻ nọ đối xử trọng vọng
ra sao, Chúa Giê Su biết mình là kẻ bị ruồng bỏ (9.22; 13.34). Chúa Giê Su cũng
biết trước là đi theo Ngài sẽ chẳng danh giá gì, và người môn đệ sẽ có lúc “xấu
hổ” vì mình (9.26). Thập giá của Đức Kitô là thập giá của sự bị ruồng bỏ trong
đau khổ. Sự ruồng bỏ sẽ là bộ mặt thật của đau khổ vì nó lột sạch tất cả danh
dự và tôn vinh. Chúa Giê Su sẽ bị xử như là tên cướp đường (22.52), bị lột
sạch, bị chế nhạo (23.11,35), bị nhục mạ (23.39). Chúa Giê Su phải qua đau khổ
và bị ruồng bỏ vì cái giá của Nước Trời. Đó cũng phải là thập giá của môn đệ. Vì
thế Chúa Giê Su thấy cần phải nhấn mạnh đến 3 lần rằng các môn đệ “không thể”có
con đường nào khác để làm môn đệ Ngài (cc. 26,27 và 33).
Từ
bỏ vị trí trong xã hội là từ bỏ căn tính cũ của mình. Điều đó thể hiện qua việc
con người định vị mình trong mối tương quan xã hội. Trong thế giới cũ của người
môn đệ, họ luôn luôn là một “ai đó” trong một định chế xã hội nào đó: ví dụ như
Simon người đánh cá và Lêvi người thu thuế. Đi theo Chúa Giê Su, “bỏ tất cả”,
họ chỉ còn là trơ trụi là Phêrô và Lêvi! Nhưng đôi khi người ta cũng mơ mộng
“gỡ lại” một cái gì khác. Phêrô từng “hỏi khéo” Chúa Giê Su rằng các ông sẽ
“được gì” (x.18.28-29). Vì thế hôm nay Chúa Giê Su lặp lại lời kêu gọi từ bỏ,
vốn đã được Ngài nói trước đó ở 9.23-26. Cũng như ở đoạn Tin Mừng này, lời kêu
gọi phải “ghét” mạng sống của mình (nghĩa
đen là “hồn”, soul) đều có thể là, “để
qua một bên các tương quan trong vòng thân bằng quyến thuộc và thân hữu, kể cả
các dự án, kế hoạch, mục tiêu cuộc đời vốn từ đó một cá nhân làm nên cái căn
tính của hiện hữu (hồn, mạng sống)”
(Joel Green, The Gospel of Luke). Thực vậy, nếu đọc song song với cách dùng từ “mạng
sống” ở 12.20-26, có vẻ như cách hiểu “hồn” hay “mạng sống” là tổng của tất cả
những gì làm nên hiện hữu người. Việc dấn thân với Đức Giê Su đòi hỏi người môn
đệ phải từ bỏ căn tính, gia tộc, sự thừa nhận xã hội, sự tự thể hiện mình và
ngay cả động cơ bản năng đấu tranh sinh tồn để “ngoi lên” của con người.
“…và vác thập giá mình.” Thập giá ở đây không
phải là nghịch cảnh. Càng không phải là gánh nặng của cuộc sống mỗi ngày. Càng
không phải là yếu đuối và bất toàn của thân phận con người. Chúa Giê Su không
phải là triết gia Khắc Kỷ. Thập giá ở đây là chính đau khổ của từ bỏ đem lại, là
chính đau khổ vì là môn đệ. Thập giá không phải là hậu quả của hiện hữu người,
nhưng là kết quả của hiện hữu như môn đệ. Thập giá nghĩa là đau khổ của Chúa
Giê Su, là đau khổ với Chúa Giê Su. Cái đau khổ đầu tiên của Chúa Giê Su người
môn đệ phải kinh nghiệm là lời mời gọi cắt bỏ mối liên lạc gắn bó máu thịt với
thế giới này. Dường như thập giá luôn đi đôi với sự bị khinh chê, và sự đau khổ
vì phải từ bỏ bản năng “danh giá” luôn
là thành phần của thập giá. Mỗi một lời gọi của Đấng Kitô đều đưa đến cái chết
cách nào đó.
Lời
tuyên bố dữ dội, lạ thay, lại để cho các môn đệ một khoảng trống của tự do hoàn
toàn. Chúa Giê Su nói, “ai đến với tôi...ai không vác thập giá…ai không từ bỏ…”
Không ai bị ép buộc, cũng như bị chỉ đích danh. Tất cả tùy thuộc quyết định của
mỗi cá nhân. Vì thế, cho dù vẫn “có rất đông người đi theo…” nhưng không phải
ai cũng cùng chia sẻ quan điểm này của Ngài. Lời mời gọi không chỉ xảy ra một
lần vào lúc quyết định “từ bỏ mọi sự mà theo Người” như với Gioan và Giacôbê
(5.11). Dường như lúc đó chưa phải là thập giá. Bây giờ, mới là thập giá đích
thực. Cho nên Chúa Giê Su phải tiếp tục mời gọi từ bỏ. Cho những ai đang trên
đường đi với Ngài
Suy tư:
Thánh Gioan LaSan nói, các sư huynh bằng lòng là những
người nghèo trong xã hội, không ai biết
đến, chỉ trừ các trẻ nghèo. Tôi có đang thật sự bằng lòng? Hay tôi đang nỗ
lực “chú giải lại” câu nói này của cha thánh?
Vincent Quân FSC
0 comments:
Đăng nhận xét