Tiếp tục loạt bài giáo lý do Sư Huynh Giuse Lê Văn Phượng FSC lượt soạn
với mục đích giúp các học viên thần học và giáo lý viên hiểu nội dung
giáo lý của Hội Thánh Công Giáo để thông truyền giáo lý cho giới trẻ.
Nội dung bài này gồm 3 phần:
(1)Chỉ có một phép rửa để tha tội
(2) Quyền tháo gỡ và cầm buộc
(3) Bổn phần Kitô hữu
Nội dung bài này gồm 3 phần:
(1)Chỉ có một phép rửa để tha tội
(2) Quyền tháo gỡ và cầm buộc
(3) Bổn phần Kitô hữu
I. Chỉ có một phép Rửa để tha tội
1. Một đức tin và một phép rửa để tha
tội
Trong lệnh truyền loan báo Tin Mừng cho các môn đệ
trước khi về trời, Chúa Giêsu liên kết ơn tha tội với đức tin: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan
báo Tin Mừng cho tất cả mọi loài. Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được ơn cứu độ”
(Mc 16:15-16)[1].
Trong Kinh Tin Kính Công đồng Nicéa tuyên xưng: “Tôi tin phép rửa để tha tội”. Như vậy, bí tích Thánh Tẩy là bí
tích đầu tiên và chính yếu để tha tội, vì bí tích này kết hợp chúng ta với Chúa
Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta và đã phục sinh để chúng ta được trở nên công
chính (Rm 4:25), hầu chúng ta được sống một đời sống mới (Rm 6:4).
Nhờ bí tích Thánh Tẩy, người Kitô hữu nên đồng hình đồng dạng với Đức
Giêsu, Đấng đã tiền dự vào cái chết và sự phục sinh của mình ngay trên dòng
nước Gioocđan[2].
Người tín hữu dấn thân vào mầu nhiệm tự hạ và hoán cải, bước xuống nước với Đức
Giêsu để bước lên với Người, tái sinh bởi nước và Thánh Thần để trong Chúa Con,
trở nên con yêu dấu của Chúa Cha và “sống
một đời sống mới” (Rm 6:4; x. Ep 4:20)[3].
Khi tuyên xưng đức tin lần đầu trong bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được
tha hết mọi tội lỗi, tội nguyên tổ và các tội riêng. Nhưng ân sủng Thánh Tẩy
không giải thoát chúng ta khỏi bản tính yếu đuối, khuynh hướng nghiêng về sự
xấu, nên chúng ta phải không ngừng chiến đấu để xa lánh các tội lỗi.
2. Ơn tha tội cho tín hữu sau khi lãnh
bí tích Thánh Tẩy
Vì mang bản tính yếu đuối và bị tổn thương do tội nguyên tổ, không ai
đủ sức chống lại các khuynh hướng xấu để tránh mọi tội lỗi. Vì thế Giáo Hội với
năng quyền lãnh nhận từ Chúa Kitô, ban ơn tha tội cho các hối nhân sau khi lãnh
nhận bí tích Thánh Tẩy mà còn phạm tội.
Nhờ bí tích Hoà Giải, người phạm tội sau khi được Thánh Tẩy được giao
hoà với Thiên Chúa và với Giáo Hội. “Như
những người chưa được tái sinh cần đến bí tích Thánh Tẩy để được ơn cứu độ thế
nào, thì những người sa ngã phạm tội sau khi nhận bí tích Thánh Tẩy cũng cần
đến bí tích Hoà Giải như vậy.”[4]
Bí tích Thánh Tẩy là bí tích đầu tiên và chính yếu để tha tội, bí tích
Hoà Giải chỉ bổ túc cho bí tích Thánh tẩy, đem con người trở lại tình trạng ơn
thánh để củng cố và phát triển đời sống đức tin Kitô[5].
II. Quyền Tháo Gỡ Và Cầm Buộc
Cùng với việc sai đi sứ mạng loan báo Tin Mừng, Chúa Kitô Phục sinh ban
Thánh Thần cho các tông đồ, và cũng ban cho các ngài quyền tha tội: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha
tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm tội ai thì người ấy bị cầm giữ”
(Ga 20:22–23).
Trong khi nhân danh Chúa Kitô rao giảng ơn tha thứ, kêu gọi mọi người
hoán cải và tin vào Tin Mừng (Lc 24:27), Giáo Hội còn ban ơn tha tội qua bí
tích Thánh Tẩy và hoà giải con người với Thiên Chúa và anh em nhờ quyền tháo
cởi và cầm buộc nhận lãnh từ Chúa Kitô (Mt 16:19). Mọi tội dù nặng đến mấy,
Giáo Hội cũng có toàn quyền để tha thứ, miễn là hối nhận thật lòng chân thành
sám hối.
Điều này không có nghĩa là các tông đồ và những người kế vị các ngài
trong chức linh mục thay thế Chúa Kitô để tha tội, nhưng chính Chúa Kitô, Đấng
ban ơn cứu độ, hiện diện và hoạt động qua các ngài khi cử hành bí tích để xoá
bỏ và tái sinh chúng ta trong ân sủng.
III. Bổn phận Kitô hữu
Nếu Giáo Hội không có quyền tha tội, thì chúng ta không còn hy vọng
được sống đời đời và được ơn giải thoát. Hãy tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo
Hội một đặc ân như vậy.
Hãy lãnh nhận bí tích Hoà Giải với lòng sám hối chân thành và biết ơn
sâu xa. Cần siêng năng đi lãnh nhận bí tích Hoà Giải không phải chỉ để được tha
tội mà để gìn giữ sự sống đời đời được ban khi lãnh bí tích Thánh Tẩy.
Người tín hữu lấy lòng tôn kính và yêu mến mà vâng phục quyền giáo huấn
và kỷ luật của Giáo Hội qua các đại diện của Giáo Hội trong các vấn đề về đức
tin và luân lý[6].
[1] x. Mt 28, 18 –
19; Lc 24, 47
[2] CHÚ THÍCH:
Khi Đức Giêsu
chịu thanh tẩy trên dòng nước sông Joocđan, Thánh Thần lấy hình bồ câu hiện
xuống, các tầng trời bị đóng lại bởi tội Ađam nay “được mở ra” và tiếng Chúa
Cha tuyên bố: “Đây là Con ta yêu dấu…”(Mc
3:13-17), từ nay mọi dòng nước trên trần gian đều được thánh hoá để nên phương
thế tẩy sạch mọi tội lỗi nhân loại (báo hiệu một cuộc sáng tạo mới trong Đức
Kitô)
(GLGHCGsố 535 -536; x. Théodule Rey-Mermet, C.Ss.R,
nguyên tác Croire I, Lm Đaminh Nguyễn Đức Thông, C.Ss.R, lược tóm, Kinh Tin
Kính, trang 204)
[3] GLGHCGsố 537
[4] Cđ Trentô: Ds
1672; x. GLGHCGsố 980
[5] Théodule Rey-Mermet, sđd, trang 206
[6] LG số 37.
Giuse Lê Văn Phượng FSC
0 comments:
Đăng nhận xét