7/6/13

Bài Dự Thi 150 Năm Lasan số 06: Cái Áo Dài

Để chào mừng kỷ niệm 150 năm La San Việt Nam (1866-2016). Tỉnh Dòng La San phát động cuộc thi với chủ đề: “Mái Trường La San Thân Yêu”
Các bài dự thi được công bố chính thức trên 2 trang website của Tỉnh Dòng.
www.lasan150.org
và www.lsvn.info
Chúng tôi hy vọng tiếp tục nhận được nhiều bài dự thi của quý anh chị em La San


CÁI ÁO DÀI
Phần I
(viết phỏng theo chuyện của CSH, Cha Michell Phạm quang Hồng).
Cái áo dài của em có hai vạt áo, dài suốt từ trên cổ xuống đến gần mắt cá chân.  Khi mặc, thì kéo cái vạt áo từ cổ bên phải chéo sang vai trái, đè và bấm khuy-nút từ từ xuống ngang hông.  Cái cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.  Áo dài thường được may bằng vải 1 màu.  Thân trước, thân sau, được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ, sang trọng…
Cái áo dài đầu-tiên trong đời là của mẹ em cho em từ ngày mới lớn.  Thầy em bảo rằng: “cái áo dài của mẹ em đẹp lắm, “đẹp trên cả tuyệt vời” vì nó tượng trưng cho cả cuộc đời của mẹ em.  Thức khuya, dậy sớm, tảo tần, lam lũ, vất vả lo cho chồng con ăn no, mặc đủ”.  Mẹ em chỉ mặc cái áo dài đó có vài lần thôi, là chỉ vào những ngày tết đầu xuân để đi chúc tết ông bà, và vào những ngày đi lễ hội…
Lại thêm 1 mùa xuân sắp đến, trong tủ của em giờ  đây có cả trăm cái áo dài đẹp và rực rỡ đủ mọi màu sắc. Nhưng không có cái nào quý bằng cái áo dài đầu-tiên của mẹ em cho mà em vẫn còn giữ, và trân quý nó lắm.  Mỗi khi cầm nó lên, là nó tỏa ra cái mùi mồ-hôi đặc biệt của mẹ em, và thật-đấy, nó cứ như rung lên bên tai em những lời tâm sự của thầy em,  làm em rưng rưng nước mắt, và thổn thức nhớ đến thầy mẹ em dù ông bà đã khuất bóng lâu năm.  Cái áo dài của mẹ em tuyệt đẹp.
CÁI ÁO DÀI CỔ TRẮNG
Phần II
Cái áo dài này dành cho cả hai phái: nam và nữ.  Được sáng tạo ra bởi 1 vị linh-mục người nước Pháp vào thế kỷ thứ 17. Tên Ông là Jean Baptist De Lasalle (Gioan Lasan).  Với 1 cái áo dài đen (áo chùng thâm) cổ trắng mà Ông đã mặc trong suốt cuộc đời.  Ông đi đến đâu là trường học dành cho trẻ em nghèo mọc đến đó.  Trường học của Ông có tiêu chuẩn cao và kỷ luật nghiêm khắc. Trường nào Ông lập ra cũng rộng rãi, có đầy đủ lớp học, sân chơi, sân đá-banh, sân bóng rổ, nhà ăn, phòng vệ-sinh, phòng y-tế…vân vân.  Đặc biệt hơn hết là các giáo-sư dạy học trong trường đều phải có đủ tài và đức.  Ba năm nữa, năm 2016, là kỷ-niệm đúng 150 năm cái áo dài cổ trắng này của Ông được “nhập khẩu” vào nước Việt-nam. Gần 150 qua, đã có rất nhiều thanh thiếu niên nam nữ Việt-nam cũng đã mặc vào trong suốt cuộc đời của Họ, và đã xây dựng được hơn 50 ngôi trường học ở cả mọi miền đất nước Việt-nam: miền đông, tây, nam, bắc, trung, vùng cao-nguyên, và ở cả bên nước lángiềng Cam-bốt (Lasan Taberd, Lasan Mossard, Lasan Đức-Minh, Lasan Hiền-vương, Lasan Bình Linh, Lasan Khánh-hưng …) Trường học của Lasan Việt-Nam thì trên cả tuyệt vời, là “thiên đường của tuổi trẻ” không phân biệt giàu-nghèo, và cũng là tương lai hùng mạnh và hạnh phúc của dân tộc Việt-nam.  Vào 2 thập-niên 1960 và 1970. Ở Sài-gòn Tân-Định, Có 1 cái áo-dài cổ trắng, rất nổi tiếng ở trường Lasan Đức-Minh,  kế trường Thiên-Phước, của “phe Mê” (Sư-huynh Aimé Nguyễn văn Đức).  Frère cũng đã mặc cái áo dài đen “khổ-hạnh”  này vào trong suốt cuộc đời của Frère.  Frère đã “nuôi” biết bao nhiêu trẻ em nghèo chỉ bằng những ổ bánh-mì-không và bằng 1 nụ cười vui-tươi lúc nào cũng nở trên hàm răng hô của Frère, sáng chiều đứng bên cổng trường để đón và đưa học-sinh ra vào.  Hình như cả đời Frère chỉ có thế thôi, đơn sơ và giản-dị.
Thế đó, dễ lắm….mà ai muốn mặc chiếc áo dài này đều phải đến và sống với các trẻ em học-sinh nghèo khổ, bần cùng, hay bị bỏ rơi trong xã hội, và phải tự nguyện chấp nhận ít nhất là ba điều “khấn-hứa” sau đây trong cuộc sống hằng ngày:  (1) Giữ mình trong sạch,  (2) Sống đời khó nghèo,  (3) Giữ đức vâng lời. 
Paul Mai
838 Mooncrest Circle, Brea CA, 92821 USA
310-764-3090
Email: paul.mai@ngc.com

0 comments:

Đăng nhận xét